xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Bí kíp" vượt khỏi "danh sách đen" của sếp

Hoà Bình - Ảnh: Internet

(NLĐO) - Rất nhiều ông (bà) sếp bị mặc định là người "ngoài hành tinh", "thú dữ". Ngược lại, nhân viên bị coi như "con ghẻ" và bị cho vào "danh sách đen" cũng không hiếm.

Ở nhiều công ty, tập đoàn luôn tồn tại các chuyện "hậu cung" bí ẩn bị cấm tuyệt đối không được lan truyền. Đáng sợ nhất trong tất cả các bí mật "hậu cung" chính là việc bạn bị sếp coi như "con ghẻ" và cho vào "danh sách đen".

Bí kíp vượt khỏi danh sách đen của sếp - Ảnh 1.

Vượt ra ngoài bức tường "quản thúc"

Đã ở trong "danh sách đen" thì mọi công viêc của bạn đều bị theo dõi gắt gao, kỹ lưỡng. Sếp thường nhắc, hỏi, đòi dead-line công việc trước cả thời hạn được giao. Sếp cho quyền các nhân sự khác có vị trí ngang bằng bạn hoặc thậm chí thấp hơn bạn được quyền "phụ" sếp nhắc bạn những việc tương tự. Bất cứ vấn đề gì bạn trình bày, đề xuất, trao đổi thường xuyên được nhận lại thái độ gắt gỏng, vặn hỏi chi tiết, đôi khi là bắt bẻ đến từng tiểu tiết.

Đầu tiên, hãy tìm hiểu xem liệu có phải sếp của bạn cũng đang áp dụng hình thức giao tiếp và cách quản lý tương tự với những người xung quanh không. Nếu có, đừng ngại tìm không gian hợp lý để chân thành góp ý thẳng thắn với sếp rằng: Quản trị chi tiết chỉ khiến năng suất công việc giảm xuống. Nếu bạn là người duy nhất, hãy nghĩ lại xem bạn đã gây nên lỗi lầm gì ảnh hưởng đến với công việc chung, khiến sếp mất niềm tin vào bạn như thế? Bạn có thể chuộc lỗi của mình bằng sự chủ động tối đa trong báo cáo tiến độ, hoàn tất công việc trước thời hạn được giao và cho dù nhận được phản hồi tiêu cực thế nào cũng đừng nản lòng, vì sóng gió đến rồi cũng sẽ qua.

Bí kíp vượt khỏi danh sách đen của sếp - Ảnh 2.

Giam nhau trong im lặng "chết chóc"

Sếp không trả lời bất cứ điều gì về các đề xuất, kiến nghị, trao đổi công việc của bạn. Sếp không nói kế hoạch của bạn tồi nhưng cũng không đánh giá là khả thi. Khi bạn xin tiến hành bước tiếp theo, sếp chỉ nói cứ đệ trình kế hoạch, sếp sẽ xem xét. Nhưng sếp lúc nào cũng bận rộn, bạn chẳng thể nào đòi hỏi sếp phải chú tâm vào kế hoạch của bạn và có câu trả lời. Bạn cảm nhận sự im lặng lạnh lẽo, thậm chí là "không khí chết chóc" bao phủ, khiến bạn chỉ muốn rời đi.

Nếu công nghệ phát triển ngày nay không giúp bạn nhận được sự phản hồi nhanh chóng, hãy trở về phương pháp truyền thống: Gặp mặt trực tiếp, trò chuyện trực diện, tại văn phòng, cho dù sếp bận đến mấy cũng không thể từ chối mãi tiếng gõ cửa của bạn; hoặc mời sếp ra khỏi không gian văn phòng thì càng tốt. Hãy tự tay mở lại tài liệu đã trình bày cẩn thận và in ra bản cứng. Bạn có thể mang theo sổ tay để ghi chép lại theo cách truyền thống nhất. Cũng đừng quên hỏi nhẹ nhàng vì sao trong thời gian vừa qua, sếp lại xây "tường băng" cản lối giao tiếp với mình. "Trái tim sẽ thắng lý trí" – là nguyên tắc mà Dale Carnergie, tác giả "Đắc nhân tâm" lưu ý.

Bí kíp vượt khỏi danh sách đen của sếp - Ảnh 3.

"Tăng lương" á, chưa tới lúc nhé  

Trải qua thời gian dài làm việc, ngày đánh giá mức lương mới cũng đã đến. Bạn mạnh dạn đề nghị sếp của mình tăng lương như phần thưởng xứng đáng trong thời gian làm việc chăm chỉ vừa qua. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của bạn, sếp buông lời từ chối thẳng thừng mà không cần lý do cụ thể nào cả. Tất cả những gì bạn nhận được chỉ vỏn vẹn một câu: "Chưa tới lúc".

Rất có thể những nỗ lực của bạn thật sự chưa ở trong mắt sếp. Bạn được quyền trình bày những khó khăn mà vị trí công việc đang đòi hỏi. Hỏi thẳng sếp những tiêu chuẩn nào giúp bạn thoả mãn điều kiện tăng lương để biết hướng cố gắng. Bạn cần phấn đấu một cách có chiến lược hơn nhưng nên hỏi rõ về thời hạn cố gắng. Và tất cả cuộc trao đổi này, hãy nghiêm túc ghi chép vào sổ tay, đừng gửi email tránh bị "trôi" vì quá nhiều việc và thái độ thiếu thiện chí của sếp khi buộc phải xem lại những mail cũ. Sau thời gian phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ và đáp ứng những tiêu chí mà chính sếp đề ra, được bạn ghi chép cẩn thận trong sổ tay từ cuộc "họp" lần trước, hãy quay trở lại câu chuyện tăng lương lần nữa.

Bí kíp vượt khỏi danh sách đen của sếp - Ảnh 4.

Ra khỏi "vùng" quan trọng

Sếp thường xuyên báo huỷ họp với bạn đột xuất mà không rõ nguyên nhân, kể cả khi bạn có nhắc sếp về việc xin hẹn gặp vào một ngày khác, cấp trên của bạn vẫn cố tình lờ đi cho qua chuyện như không có gì. Nghiêm trọng hơn là bạn vô tình biết được những cuộc họp gần đây liên quan đến các dự án công việc đang tiến triển trong công ty, tập đoàn đều không có bạn trong group email tham dự cuộc họp và triển khai công việc.

Tiếp cận trực tiếp và hỏi thẳng sếp chính là giải pháp tối ưu nhất. Điều tối kị là đi lòng vòng "tám chuyện" những bức xúc của bạn với các đồng nghiệp xung quanh và các bộ phận, phòng ban khác. Tuy nhiên, hãy lựa chọn lời nói cho thật khéo và đừng nói bằng luận điểm "khép tội" cấp trên của mình. Hãy cho sếp của bạn hiểu được lo lắng và băn khoăn của bạn hiện tại và bày rõ quan điểm để giải quyết được khúc mắc nào đó và vượt qua cảnh "con ghẻ".

Nếu bạn tuân theo nguyên tắc vàng mà Dale Carnegie đã đưa ra trong "Đắc nhân tâm": "Chân thành thể hiện sự quan trọng của đối phương; Tỏ ý thiện cảm với ước vọng của đối phương; Gợi tình cảm cao thượng của họ…" chứ không phải chỉ chăm chăm vì quyền lợi của mình, chắc chắn sẽ đến lúc tên bạn được xoá khỏi "danh sách đen".


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo