xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bình Dương được chọn thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động

Tin -ảnh: K.An

(NLĐO)- Mục đích của đề án là tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các cuộc ngừng việc, đình công (ĐC) không đúng trình tự quy định của pháp luật xảy ra.

Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết từ năm 2013 đến năm 2017, tại 42/63 tỉnh, thành phố cả nước xảy ra 1.630 vụ ngừng việc tập thể và ĐC. Các vụ ngừng việc tập thể và ĐC xảy ra tập trung tại các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: TP HCM (360 vụ, chiếm 22,09%); tỉnh Bình Dương (373 vụ, chiếm 22,88%); tỉnh Đồng Nai (161 vụ, chiếm 9,88%). Phần lớn các vụ ngừng việc tập thể đều không đúng trình tự pháp luật, mang tính tự phát, không do Công đoàn (CĐ) tổ chức và lãnh đạo. 

Nguyên nhân trực tiếp chủ yếu của các cuộc ngừng việc tập thể xuất phát từ tranh chấp lao động (TCLĐ) tập thể về quyền hoặc đan xen TCLĐ tập thể về quyền và lợi ích mà nổi bật là những nguyên nhân liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, thu nhập của người lao động (NLĐ) như nợ lương; không điều chỉnh lương tối thiểu; trả lương không đúng quy định, không theo hợp đồng lao động hoặc trừ thu nhập trái pháp luật; tăng định mức lao động để giảm tiền lương của NLĐ…

Bình Dương được chọn thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn giải quyết một vụ ngừng việc tại TP HCM

Theo ông Ngọ Duy Hiểu, Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, quá trình giải quyết TCLĐ, ĐC còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nội tại là vướng mắc từ chính quy định của pháp luật và từ các tổ chức, hoạt động CĐ. "Hòa giải viên lao động (HGVLĐ) cấp huyện được thiết lập đủ ở hầu hết các tỉnh, thành phố nhưng hoạt động hòa giải không hiệu quả. 

Nguyên nhân do số lượng HGVLĐ hoạt động kiêm nhiệm, số lượng quá ít so với số lượng NLĐ và doanh nghiệp (DN) đóng trên địa bàn. Chưa kể năng lực, trình độ và kinh nghiệm của HGVLĐ còn hạn chế, chưa tạo được niềm tin cho cả NLĐ và người sử dụng lao động. Còn Hội đồng trọng tài đã được thành lập ở 63 tỉnh, thành nhưng đến nay chỉ thụ lý giải quyết được 5 vụ TCLĐ tập thể về lợi ích. Nhiều DN chưa thành lập được tổ chức công đoàn và hoạt động CĐ ở nhiều DN còn rất yếu"- Ông Ngọ Duy Hiểu dẫn chứng.

Bình Dương được chọn thí điểm mô hình giải quyết tranh chấp lao động - Ảnh 2.

Nguyên nhân trực tiếp chủ yếu của các cuộc ngừng việc tập thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, thu nhập của người lao động

Từ thực tế đó, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ chọn Bình Dương triển khai đề án "Thí điểm mô hình giải quyết TCLĐ và ĐC". Đề án sẽ được thực hiện thí điểm tại Thị xã Thuận An, Thị xã Tân Uyên, các khu công nghiệp tỉnh. Mỗi địa phương, đơn vị sẽ chọn 2 - 3 DN để thí điểm. Thời gian thực hiện đề án từ tháng 4-2018 đến tháng 2-2019. 

Mục đích của đề án là tăng cường vai trò, trách nhiệm của các bên trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các cuộc ngừng việc, ĐC không đúng trình tự quy định của pháp luật xảy ra. Ngoài jướng dẫn NLĐ bày tỏ bức xúc và thể hiện đúng mức, phù hợp với các quy định của pháp luật, đề án hướng đến việc xác định mô hình giải quyết TCLĐ phù hợp điều kiện thực tiễn; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả; giảm thiểu xung đột, thiệt hại về kinh tế cho các bên tranh chấp.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo