Trong văn bản đóng góp ý kiến mới nhất cho Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu cơ bản chỉ diễn ra ở các nước thiếu lao động, trong khi Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng, tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp ở mức 2%/năm, tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi 1,46%, mỗi năm trung bình có khoảng 1,2 triệu người bước vào thị trường lao động.
Việt Nam cũng đồng thời bước vào thời kỳ già hóa dân số, do vậy, việc quy định tuổi nghỉ hưu phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, phải tính toán đến nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trẻ (trong bối cảnh nước ta giảm biên chế) và nguyện vọng của một bộ phận người lao động (NLĐ) lớn tuổi không còn muốn tiếp tục làm việc. "Nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là những DN sử dụng nguồn nhân công trực tiếp, không muốn sử dụng lao động lớn tuổi cho những công việc trực tiếp sản xuất. Nhiều DN tìm cách chấm dứt hợp đồng lao động với nhiều công nhân từ 35 - 45 tuổi do độ tuổi càng lớn thì sức khỏe, độ nhanh nhạy, kỹ năng làm việc của NLĐ càng giảm, trong khi phải trả lương cao vì thâm niên làm việc" – văn bản của Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu rõ.
Chẳng người lao động nào muốn tăng tuổi nghỉ hưu
Gởi ý kiến góp ý đến Báo Người Lao Động, bạn đọc có nicknameH oangthienann9614, bày tỏ tâm đắc với lập luận này. "Luật không thể thay đổi theo kiểu nay nắng mai mưa, hoặc nếu có sửa thì cần có lộ trình 15 năm hay 20 năm, như thế mới thể hiện sự khoa học. Mặt khác khi sửa đổi thì luật sửa đổi chỉ áp dụng với những trường hợp đóng BHXH bắt đầu tại thời điểm ban hành luật. Những trường hợp đã đóng BHXH trước thời điểm ban hành luật sửa đổi thì giữ nguyên , thể hiện việc tôn trọng những gì đã ký kết với người lao động (NLĐ)".
Theo bạn đọc Đỗ Hữu Chiến, việc tăng tuổi nghỉ hưu là đánh mất cơ hội việc làm của thế hệ trẻ, đầy năng lực sáng tạo. Do vậy, Quốc hội cần xem xét kỹ lưỡng vấn đề này. Có nhiều cách không làm vỡ quỹ BHXH, ví dụ cân đối lương hưu của các ngành cho phù hợp. Một bạn đọc tên Nguyễn góp ý: "Theo tôi, cứ giữ nguyên tuổi hưu và cho NLĐ nghỉ làm ngày thứ bảy. Công ty, doanh nghiệp muốn NLĐ chuẩn bị về hưu ở lại tiếp tục làm việc cho mình thì sẽ thỏa thuận với người động đó. Nếu NLĐ đồng ý thì tiếp tục ký hợp đồng có thời hạn thế thôi. Riêng với chính quyền, lực lượng vũ trang thì bắt buộc phải nghỉ hưu đúng hạn".
Chẳng người lao động nào muốn tăng tuổi nghỉ hưu
Một bạn đọc có Vũ Lên cho rằng cần phải tính toán kỹ, nếu không người trẻ học xong ra trường không có việc làm, gây hệ lụy cho xã hội. Tuổi hưu phải phù hợp với sức khỏe của NLĐ, thay đổi công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động. "Thực tế người qua 55 tuổi cả nam và nữ cũng không đóng góp được nhiều, năng suất thấp lại hay bàn lùi khi triển khai bất cứ sáng kiến, sự thay đổi của DN. Có một ý kiến đóng góp quan trọng đó là, nếu tăng tuổi hưu thì nữ qua 55 tuổi, nam qua 60 tuổi bắt buộc không được làm lãnh đạo nữa".
Bạn đọc Nguyễn Thành Công, thì bày tỏ: "Theo tôi, không phải do thâm hụt BHXH mà phải tăng tuổi nghỉ hưu. Vấn đề quan trọng là sức khỏe NLĐ. Ví dụ như lao động làm việc trong các môi trường nặng nhọc, độc hại xây dựng, dệt may, khai thác , ngành nghề làm việc trên cao..., thanh tra, kiểm toán, tài chính, có đủ sức lực và trí tuệ để làm việc đến 60 tuổi mà vẫn đảm bảo minh mẫn, năng suất lao động và an toàn lao động như những người tuổi trẻ hay không? Nên chăng chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu đối với lao động trong các ngành nghiên cứu khoa học, vì những lao động này thuộc diện đào tạo khó, có kinh nghiệm và trí tuệ bẩm sinh, có thể làm việc ở những độ tuổi cao mà mang lại hiệu quả tốt.
Bình luận (0)