xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Chết” vì người quen

Bài và ảnh: KHÁNH LÊ

Cả nể hoặc tin tưởng phó thác cho người điều hành, quản lý thiếu năng lực, doanh nghiệp sẽ gánh chịu hậu quả

Vừa thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với trưởng phòng nhân sự vốn là lính ruột, ông Hoàng Hữu Khải, Giám đốc Công ty Hữu Khải (chuyên may gia công, tỉnh Bình Dương), than thở: “Cũng vì quá tin tưởng mà tôi để anh ta lạm quyền, tùy tiện đề ra các quy định mang tính áp đặt, gây ức chế cho công nhân (CN). Đây là bài học nhớ đời cho tôi trong công tác quản lý”.

Lạm quyền, áp đặt

Là cán bộ một công ty có vốn nhà nước, khi nghỉ việc để mở công ty riêng, ông Khải quyết định kéo theo Nguyễn Hùng, một trợ lý đắc lực ở công ty cũ, về làm trưởng phòng nhân sự. Kiến thức luật vững vàng, Hùng làm rất tròn vai khi chủ động hỗ trợ ban giám đốc hoàn thiện chính sách tuyển dụng, lương, thưởng và đãi ngộ, giúp công ty đi vào nền nếp. Khi công ty ăn nên làm ra, Hùng được giám đốc tin tưởng giao thêm nhiều trọng trách, xử lý mọi việc khi lãnh đạo công ty không có mặt.

Quan hệ lao động ổn định khi người quản lý có năng lực chuyên môn và kỹ năng điều hành tốt
Quan hệ lao động ổn định khi người quản lý có năng lực chuyên môn và kỹ năng điều hành tốt

Những tưởng được tin tưởng, Hùng sẽ làm tốt hơn công việc, nào ngờ anh này lại khiến công ty “lên bờ, xuống ruộng” vì thói lạm quyền. Theo quy chế trả lương, thưởng do chính Hùng soạn, công ty trả lương thời gian cho CN. Với quy chế này, thu nhập bình quân của CN đạt khoảng 4 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, mới đây, lấy lý do muốn nâng cao năng suất lao động, Hùng đột ngột thông báo chuyển sang trả lương sản phẩm khiến CN bất ngờ. Do không theo kịp định mức nên thu nhập của CN sút giảm từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, tùy vị trí. CN khiếu nại, Hùng còn ngang ngược tuyên bố “ai không làm được thì cứ làm đơn xin nghỉ”.

Ngay cả khi đại diện Công đoàn cơ sở viện dẫn luật, đề nghị phải thỏa thuận lại với CN và có thời gian áp dụng thử thì Hùng cũng không thèm đếm xỉa. Bức xúc, 50 trong số 200 CN xin nghỉ khiến hoạt động sản xuất bị đình trệ. Tiếp đến, Hùng còn gây khó cho CN bằng hàng loạt quy định trái với thỏa thuận trong hợp đồng lao động, nội quy lao độngthỏa ước lao động tập thể, gây thiệt thòi quyền lợi cho CN, như: phạt tiền khi đi làm trễ, cắt tiền chuyên cần nếu không bảo đảm giờ công… Đáng nói là mọi chính sách nói trên Hùng đều không thông qua ban giám đốc, cũng không tham khảo ý kiến CĐ cơ sở. Sau nhiều vụ ngừng việc liên tiếp phản ứng hành vi lạm quyền của trưởng phòng nhân sự, ông Khải đành phải cho Hùng nghỉ việc.

“Dở khóc, dở cười” vì cả nể

Thực tế tại TP HCM, khi tham gia giải quyết tranh chấp tại các doanh nghiệp (DN), đoàn công tác liên ngành các quận, huyện gặp không ít tình huống “dở khóc, dở cười” bởi kiến thức, trình độ điều hành, quản lý của một bộ phận cán bộ được giám đốc ủy quyền. “Kiến thức luật chắp vá, nhất là hành vi cậy thế của một bộ phận cán bộ quản lý không chỉ khiến DN mất uy tín mà còn gây thiệt thòi quyền lợi người lao động. Đây là điều DN nên tránh nếu không muốn quan hệ lao động bất ổn” - ông Nguyễn Phi Hổ, Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ TP, lưu ý.

Từ sau những “trục trặc” khi giao quyền điều hành, quản lý cho người thân, ông Trương Hùng, Giám đốc Công ty Kim Thành (quận Bình Tân, TP HCM), chia sẻ: “Sử dụng người thân quen trong quản lý, điều hành phải có cơ chế giám sát bởi trong nhiều trường hợp tin tưởng quá mức sẽ phản tác dụng. Giám sát, kiểm tra để nhắc nhở sẽ hạn chế được hiện tượng lạm quyền, ỷ thế, gây thiệt hại vô hình cho DN”.

Tương tự, sau lần “va vấp,” ông Hwang Sung Hong, giám đốc một công ty chuyên sản xuất lều bạt xuất khẩu tại huyện Hóc Môn, TP HCM, cũng rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình. “Người nhà với nhau rất khó xử lý nhưng nếu cả nể mà không xử lý dứt điểm, DN sẽ thiệt thòi lâu dài” - ông Hwang Sung Hong nói.

Cách đây không lâu, ông Hwang Sung Hong cũng phải “ôm hận” khi quá tin vào em vợ. Do phải thường xuyên đi nước ngoài, ông giao toàn bộ quyền điều hành quản lý DN cho ông Nguyễn Kim Thành. Thiếu kiến thức luật pháp và ỷ thế, Thành liên tục đẩy công ty vào thế bất ổn khi tùy tiện sa thải, hạ lương CN… Liên tục bị o ép, tập thể CN phản ứng khiến DN bị mất uy tín với đối tác, mất đơn hàng. “Ngấm đòn” do những hành vi do em vợ gây ra, ông Hwang Sung Hong quyết định thu lại quyền điều hành quản lý DN.

Giao trọng trách quản lý, điều hành cho người thân quen thiếu chuyên môn thì chắc chắn DN sẽ lãnh hậu quả xấu. Ngoài cơ chế giám sát, DN cần phải bố trí công việc phù hợp với trình độ, năng lực người quản lý.

Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo