xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ động chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

VĂN DUẨN

Chương trình "1 triệu sáng kiến nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" vượt chỉ tiêu giai đoạn 1 với 696.948 sáng kiến, tổng giá trị làm lợi hơn 10.000 tỉ đồng

Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 11 (khóa XII) đã diễn ra sáng 13-7 tại Hà Nội. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - đề nghị hội nghị phân tích, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, tìm ra những nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục; dự báo tình hình và những vấn đề cần đặt ra trong những tháng cuối năm, nhất là vấn đề liên quan đến lao động, Công đoàn để đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình công tác năm 2022.

Làm tốt vai trò đại diện

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam, từ đầu năm đến nay, tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy vai trò đại diện người lao động (NLĐ) trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, tích cực đàm phán, thương lượng tăng lương tối thiểu (LTT) vùng, tham gia trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/CP quy định mức LTT đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, tăng bình quân 6% từ ngày 1-7-2022.

Chủ động chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung - Chủ tịch LĐLĐ TP Thủ Đức, TP HCM - tặng quà cho công nhân ở trọ trong dịch Covid-19 .Ảnh: HỒNG ĐÀO

Trước phản ánh của các cấp Công đoàn về việc một số doanh nghiệp (DN) dự kiến sẽ không tiếp tục thực hiện quy định mức lương thấp nhất tại DN cao hơn ít nhất 7% so với mức LTT vùng đối với NLĐ đã qua học nghề, đào tạo nghề, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kịp thời có văn bản đề nghị chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo về việc giữ lại tiền lương cho lao động đã qua đào tạo.

Chương trình "1 triệu sáng kiến nỗ lực, vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19" đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giai đoạn 1 với 696.948 sáng kiến, tổng giá trị làm lợi ước tính hơn 10.000 tỉ đồng, thúc đẩy tinh thần hăng say lao động, sáng tạo trong CNVC-LĐ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Trần Thanh Hải cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn. Sáu tháng đầu năm, kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển tăng thêm đoàn viên còn thấp, tình trạng "phát triển âm đoàn viên" diễn ra ở nhiều đơn vị; số đoàn viên giảm lớn, số đoàn viên tăng thêm chỉ đạt 31,7% chỉ tiêu của năm. Ngoài ra, việc thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ ở một số đơn vị chưa kịp thời, số vụ ngừng việc tập thể tăng, 6 tháng đầu năm 2022, trên cả nước xảy ra 107 cuộc ngừng việc tập thể, có một số vụ ngừng việc kéo dài.

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu những tháng cuối năm, các cấp Công đoàn cần thực hiện tốt việc điều chỉnh tiền LTT vùng, hạn chế tới mức thấp nhất tác động tiêu cực đến quan hệ lao động. Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình đoàn viên, NLĐ, nhất là tình hình giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, để tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách kịp thời; tăng cường tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của NLĐ, về khôi phục và phát triển sản xuất, tham gia phát triển thị trường lao động…

Điểm sáng Công đoàn TP HCM

Trình bày tham luận về công tác phối hợp giữa Công đoàn và DN khôi phục sản xuất - kinh doanh, ổn định đời sống việc làm cho NLĐ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, an sinh xã hội, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP HCM, nhìn nhận đây là một nhân tố quan trọng đóng góp vào kết quả phục hồi tích cực kinh tế của TP HCM sau đại dịch.

Trong quá trình chống chọi với đại dịch, Công đoàn cơ sở đã thành lập từ sớm các tổ an toàn Covid-19 ngay tại DN, đơn vị, cơ sở sản xuất; xây dựng phương án hỗ trợ khẩn cấp NLĐ tương ứng với các cấp độ phong tỏa. Sự xuất hiện kịp thời của cán bộ Công đoàn cấp trên và lãnh đạo LĐLĐ TP HCM trực tiếp có mặt xử lý tình huống tại các điểm phát sinh ổ dịch phức tạp góp phần rất lớn ổn định tư tưởng, tâm trạng NLĐ, tạo niềm tin và chia sẻ với DN.

Toàn bộ nguồn lực từ nguồn cán bộ Công đoàn chuyên trách (dù rất ít ỏi), tài chính và cơ sở vật chất của tổ chức Công đoàn thành phố được huy động để ứng phó với diễn biến tình hình, tập trung vào các công việc chăm lo, hỗ trợ với giá trị thực hiện trong toàn đợt dịch xấp xỉ 550 tỉ đồng.

Ông Trung cho biết nỗ lực, chủ động của các cấp Công đoàn thành phố đã nhận được sự ghi nhận trân trọng của CN, của cộng đồng DN và người dân thành phố. Bước vào giai đoạn phục hồi sau dịch, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trị liệu phục hồi hậu Covid-19, vận động công nhân trở lại làm việc, Công đoàn phối hợp với DN để xây dựng các phương án tổ chức sản xuất an toàn, thích ứng linh hoạt, hỗ trợ thực hiện thủ tục thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Song song đó là việc phát động rộng khắp các phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo, nỗ lực phục hồi sản xuất - kinh doanh, duy trì việc làm ổn định.

Những kết quả đạt được thời gian qua là đáng khích lệ, tuy nhiên để bảo đảm sự bền vững, việc làm ổn định trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, LĐLĐ TP HCM cho rằng công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức chung, thấu hiểu tình hình, chủ trương, chính sách, pháp luật, thông hiểu lẫn nhau, chia sẻ giữa người sử dụng lao động và NLĐ.

Cùng với đó, DN và Công đoàn cần phối hợp chặt chẽ hơn, thúc đẩy nhanh hơn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với công nhân, NLĐ. Thương lượng tập thể phải đi vào thực chất; tiếp tục phát huy kết quả tích cực của các phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo. Đồng thời, cần có sự phối hợp giải quyết, tháo gỡ vướng mắc, giải pháp hữu hiệu chỗ ở - lưu trú, chăm sóc, giáo dục con cái và chăm sóc sức khỏe cho NLĐ.

Chất lượng hoạt động Ban Nữ công Công đoàn cơ sở còn hạn chế

Theo ông Nguyễn Đình Khang, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12b/NQ-BCH ngày 12-7-2017 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về Ban Nữ công quần chúng DN ngoài khu vực nhà nước, với quyết tâm cao và nỗ lực thực hiện, 2/3 chỉ tiêu nghị quyết đề ra đều đạt. Số ban nữ công quần chúng hiện nay là 74.833 (so với đầu nhiệm kỳ tăng 4.529 đơn vị). Tỉ lệ DN ngoài khu vực nhà nước thành lập ban nữ công quần chúng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã đạt 80% (vượt chỉ tiêu 20%); 100% ban nữ công quần chúng DN ngoài khu vực nhà nước đăng ký với ban chấp hành Công đoàn cùng cấp tổ chức ít nhất 1 hoạt động tuyên truyền về chính sách, pháp luật cho lao động nữ và thực hiện ít nhất 1 hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền của nữ đoàn viên tại đơn vị...

Tuy nhiên, theo đánh giá, chất lượng hoạt động ban nữ công ở nhiều Công đoàn cơ sở còn hạn chế; hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền của nữ đoàn viên Công đoàn của ban nữ công quần chúng chưa thật sự có hiệu quả, còn mang tính phong trào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo