xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng mặc cả với công nhân

Trực Ngôn

Cuối tháng 6 vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên bàn về tăng lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2018. Trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam, đại diện người lao động (NLĐ), đề xuất mức tăng thêm 370.000-450.000 đồng/tháng thì Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện giới chủ sử dụng lao động, lại đề xuất không tăng hoặc quá lắm chỉ tăng dưới 5% (dưới 130.000-180.000 đồng/tháng).

Tiếp xúc với chúng tôi, anh em công nhân (CN) các KCX-KCN tại TP đều lắc đầu ngán ngẩm với mức đề xuất của VCCI. Chị Nguyễn Thị Thu Thủy - CN một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại KCX Tân Thuận, TP HCM - bày tỏ: "Thu nhập bình quân nếu không tăng ca của vợ chồng em khoảng 8 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí thuê nhà, điện, nước, gửi con đi học ở nhà trẻ và phụ giúp ba mẹ ở quê không tháng nào gia đình có dư". Tâm sự của Thủy cũng là hoàn cảnh chung của các gia đình CN tại các KCX-KCN TP. Nền LTT thấp khiến đại bộ phận CN phải tăng ca để cải thiện thu nhập, thế nhưng giải pháp này để lại những tác hại về lâu dài.

Đừng mặc cả với công nhân - Ảnh 1.

Công nhân quận Thủ Đức, TP HCM phải nhận hoa về nhà kết vào buổi tối để kiếm thêm thu nhập ẢNH: NGÂN HÀ

Nhiều cán bộ Công đoàn các KCX-KCN TP cho biết thu nhập quá thấp khiến số đông CN phải dè sẻn chi tiêu trong sinh hoạt hằng ngày và điều này cũng đồng nghĩa với việc triệt tiêu cơ hội thụ hưởng đời sống tinh thần của họ. Có những gia đình CN vì không kham nổi chi phí sinh hoạt đắt đỏ nên đã dằn lòng gửi con về quê cho cha mẹ chăm sóc. Theo ý kiến của đội ngũ cán bộ Công đoàn, mức tăng dưới 5% như VCCI đề xuất chỉ đủ bù trượt giá, tức lương thực tế nhận không tăng. Trong khi LTT vùng dù được điều chỉnh tăng hằng năm vẫn chưa bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ.

Lần nào cũng vậy, khi họp bàn tăng LTT, VCCI viện đủ lý do để mặc cả, nào là năng suất lao động không tăng; tăng lương sẽ gây áp lực lên doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Theo các chuyên gia lao động, viện dẫn này khó thuyết phục, bởi mức tăng lương hiện nay chủ yếu bù trượt giá, chưa thể bảo đảm cho NLĐ có cuộc sống dư dả, chưa nói tới tích lũy. Nói như ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, mức tăng 13,3% là mức NLĐ "đòi hỏi" doanh nghiệp thực hiện, dựa trên kết quả khảo sát thực trạng thu nhập và đời sống NLĐ. Do vậy, để NLĐ tận lực cống hiến, chủ sử dụng lao động phải quan tâm cải thiện chính sách tiền lương, phúc lợi, thay vì mặc cả từng đồng với NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo