xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gài bẫy người lao động

Bài và ảnh: BẠCH ĐẰNG

Trong nhiều tình huống, do không nắm vững các quy định của pháp luật lao động, người lao động chấp nhận yêu cầu của người sử dụng lao động dẫn đến thiệt thòi quyền lợi

Trong quá trình tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động, chúng tôi phát hiện có nhiều trường hợp người lao động (NLĐ) vì không biết luật mà thua kiện, thiệt thòi quyền lợi. Đơn cử như vụ việc của chị P.T.M.L (nhân viên Công ty M.Đ.T.N). Sau một thời gian dài bất đồng với trưởng chi nhánh tại TP HCM, trong một lần đi làm việc, chị bị ông này quy cho lấy trộm tiền (chỉ 500.000 đồng). Sau đó, vị trưởng chi nhánh gọi bảo vệ lập biên bản sự việc và ghi thêm dòng chữ "đề nghị chị P.T.M.L nghỉ việc trong thời gian chờ công an điều tra sự vụ".

Đủ loại "bẫy"

"Do không hiểu luật nên hôm sau tôi ở nhà. Đến khi hỏi thăm mọi người mới biết ở nhà như vậy là thiệt thân vì công ty sẽ viện cớ tự ý bỏ việc để sa thải. Tôi không lấy trộm tiền, nếu có lấy trộm thì phải chờ công an điều tra kết luận chứ không thể vô cớ buộc tôi nghỉ việc như vậy. Hơn nữa, tôi ký hợp đồng với giám đốc chứ không phải với trưởng chi nhánh nên vị này không có quyền buộc tôi nghỉ việc. Biết mình "mắc bẫy" nên tôi quay trở lại công ty thì bảo vệ không cho vào" - chị L. nhớ lại.

Tương tự, chị N.T.K.C làm việc tại một đơn vị sự nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM. Sau khi phản ánh những sai sót nghiệp vụ của cơ quan, chị bị triệu tập tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật do có người tố cáo chị. Không đồng ý với những lời tố cáo vô căn cứ nên chị không ký vào biên bản. Sau cuộc họp, chị bỗng nhận được thông báo cơ quan sẽ chấm dứt hợp đồng với chị sau 45 ngày theo biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật.

Gài bẫy người lao động - Ảnh 1.

Công nhân Công ty Sơn Kim (quận 2, TP HCM) tìm hiểu pháp luật để có thể bảo vệ quyền lợi của mình

Sẽ không có gì đáng nói nếu cơ quan không ghi thêm đoạn cuối rằng "trong vòng 45 ngày, cơ quan cho bà N.T.K.C nghỉ việc để đi tìm việc mới". Không hiểu luật nên chị K.C nghỉ việc. Nhưng sau đó có người hướng dẫn, chị tìm luật sư để hỏi thì mới biết điều khoản đó là vô lý. Nếu thực hiện thì chị sẽ mắc bẫy vì có thể bị quy là tự ý bỏ việc.

Đẩy người lao động vào chỗ vi phạm luật

Trường hợp khác, bà N.T.H được mời thử việc vị trí trưởng phòng cho một doanh nghiệp tại TP HCM. Hết hạn thử việc hơn 1 tháng mà công ty không ký hợp đồng, bà N.T.H hỏi thì được biết bà thuộc diện tập đoàn tuyển dụng nên phải do tập đoàn quyết. Bất ngờ, bà H. nhận được thông báo cho nghỉ việc ngay lập tức từ giám đốc công ty. Hôm sau bà đến công ty để khiếu nại thì bảo vệ không cho vào. Bà H. đành nghỉ việc và gửi đơn kiện ra tòa. Tuy nhiên, tòa đã bác đơn kiện của bà H. với lý do sau khi nhận được thông báo, bà H. không có văn bản khiếu nại và tự ý nghỉ việc.

Chị B.M.P làm việc cho Công ty H.L.G cũng bị đẩy vào tình huống suýt phạm luật. Do mâu thuẫn với giám đốc ở nước ngoài, chị được giám đốc gửi một email thông báo cho thôi việc không lý do và phải bàn giao trong vòng 30 ngày. Mọi chuyện xử lý thông qua đại diện quản lý nhân sự tại Việt Nam. Dù thông báo có nội dung công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng bộ phận nhân sự lại đề nghị chị P. thỏa thuận chấm dứt hợp đồng nên chị không đồng ý.

"Mấy ngày sau, ông giám đốc qua Việt Nam thỏa thuận lại nhưng không được nên nổi giận buộc tôi rời văn phòng ngay lập tức và còn đe dọa. Nhờ đọc báo và có tìm hiểu pháp luật nên tôi đề nghị người quản lý tòa nhà và một công an viên ở phường lên làm chứng việc tôi bị cưỡng bức khỏi nơi làm việc không lý do để làm chứng cứ khởi kiện ra tòa" - chị P. chia sẻ.

Trong thực tế, nhiều trường hợp người sử dụng lao động buộc thôi việc NLĐ bằng lời nói, email, tin nhắn hoặc nhờ cấp dưới nói hộ, bằng rất nhiều hình thức đa dạng. Trong các tình huống này, nếu không hiểu luật, NLĐ rất dễ bị mắc bẫy và thua thiệt.

Đừng biến mình thành người có lỗi

Theo ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM, pháp luật lao động quy định người sử dụng lao động muốn buộc thôi việc NLĐ (đơn phương chấm dứt hợp đồng hay sa thải) phải bảo đảm tuân thủ thời hạn báo trước, phải do người đủ thẩm quyền quyết định và có quyết định bằng văn bản rõ ràng lý do buộc thôi việc. Nếu NLĐ không cảnh giác, sẽ vô tình tự biến mình trở thành người có lỗi, rất khó để cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo