Góp ý về đề xuất nới rộng khung giờ làm thêm trong Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi), tại các hội thảo góp ý, đa số ý kiến bày tỏ thái độ không đồng tình.
Chủ tịch Công đoàn (CĐ) một doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài đóng tại KCX Linh Trung I, quận Thủ Đức, TP HCM, bày tỏ: "Không nên tăng giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm bởi điều này di ngược với xu thế tiến bộ của xã hội là giảm giờ làm, tăng thời gian nghỉ ngơi và hưởng thụ cho người lao động (NLĐ). Tăng giờ thêm, NLĐ khó có khả năng tái tạo sức lao động. Cứ sau mỗi giờ tăng ca, NLĐ tranh thủ ăn uống đơn sơ cho qua bữa, ăn uống thiếu chất, không có thời gian nghỉ ngơi thì làm sao đủ sức khỏe để làm việc cho năng suất cao?.
Ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng nhấn mạnh, đã đến lúc thực hiện giảm giờ làm việc cho NLĐ để họ có thời gian chăm sóc bản thân, gia đình… được tốt hơn. Cụ thể, cần sửa đổi theo hướng giảm thời giờ làm việc bình thường xuống còn không quá 44 giờ trong một tuần, thay vì 48 giờ/tuần như hiện nay. "Thời giờ làm việc cần hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của NLĐ, khả năng tái tạo sức lao động" - ông Đặng Ngọc Tùng Tùng góp ý.
Việc làm thêm giờ là quyết định của người lao động. Hãy cho họ cái quyền lựa chọn.
Bạn đọc Đỗ Nguyên Hòa, viết: Đồng ý là NLĐ không phải là cỗ máy. Chính vì không phải là cỗ máy nên cần phải là cỗ máy nên cần phải kiếm thêm tiền để còn lo cho gia đình. Nếu không tăng ca trong công ty thì phải kiếm thêm bằng các công việc khác chứ đâu thể làm xong về ngủ mà ngày mai thiếu trước hụt sau. Cần lắm một chính sách tầm vĩ mô là tăng lương cơ sở nhưng xét hoàn cảnh của đất nước thì nếu tăng lương thì có tập đoàn nào đầu tư vào khi mà chi phí lao động bằng nước của họ. Việc làm thêm giờ là quyết định của NLĐ. Hãy cho họ cái quyền lựa chọn. Nhà nước cần kiểm soát việc trả tiền thêm giờ thôi. Người công nhân cũng đủ thông thái để lựa chọn cân bằng sức khỏe và công việc.
Theo bà Phan Thị Mnh Thu, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Giày da Vĩnh Phong, nhu cầu làm thêm của doanh nghiệp (DN) và NLĐ là có thật, song ban soạn thảo phải tính toán kỹ để tránh những hệ lụy. "Thực tế, phần lớn NLĐ mong muốn có thời gian được nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động và chăm sóc gia đình. Thế nhưng, tiền lương tối thiểu thấp khiến họ không có sự lựa chọn nào khác. "Đề xuất nới rộng khung thời gian làm thêm giờ cần tập trung vào một số ngành nghề đặc thù, phải xuất phát từ nhu cầu giữa DN và NLĐ để đảm bảo năng suất làm việc cũng như sức khỏe của NLĐ" – bà Thu, kiến nghị.
Làm thêm giờ khiến NLĐ có nguy cơ tai nạn cao, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, chăm sóc gia đình, tình cảm gia đình
Bà Kim Thị Thu Hà - Giám đốc điều hành Trung tâm phát triển và Hội nhập (CDI) - cho biết, nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện số quỹ giờ làm việc tiêu chuẩn của Việt Nam đã ở mức cao so với khu vực: 2.330 giờ/năm, nếu cộng thêm với thời giờ làm thêm là 400 giờ/năm sẽ khiến tổng quỹ thời gian làm việc trung bình của NLĐ Việt Nam có thể lên tới 2.720 giờ/năm. Ông Lê Đình Quảng - Phó Ban Quan hệ Lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đồng ý mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm khi NLĐ được trả lương theo lũy tiến. "Làm thêm giờ khiến NLĐ có nguy cơ tai nạn cao, ảnh hưởng đến điều kiện sinh hoạt, chăm sóc gia đình, tình cảm gia đình… thì họ phải được hưởng lợi, đảm bảo cuộc sống cho họ. Việc tính lương theo lũy tiến cũng sẽ khiến DN cân nhắc phải cần thiết mới huy động làm thêm giờ. Làm thêm giờ bản chất là giải quyết những công việc phát sinh đột xuất ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh, chứ không phải tình trạng ngày nào, tháng nào cũng làm thêm giờ. Đấy là lợi dụng chính sách làm thêm giờ" - ông Quảng nói.
Bình luận (0)