xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hợp tác đào tạo nhân lực ngành thang máy

V.Linh

(NLĐO) - Tại Việt Nam, số lượng thang máy được lắp đặt mới khoảng hơn 10.000 thang/năm nên thị trường lao động cần khoảng 1.500 kỹ thuật viên lắp đặt và 12.000 kỹ thuật viên bảo trì thang máy.

Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) phối hợp với Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (VINEXAD; thuộc Bộ Công thương) sẽ tổ chức Triển lãm Vietnam Elevator Expo 2022 từ ngày 1 đến 3-12 tại Trung tâm Hội nghị và triển lãm Sài Gòn (SECC; quận 7, TP HCM).

Đây là sự kiện đầu tiên và đặt ra nhiều vấn đề về hợp tác đào tạo nhân lực mang tầm quốc tế, tạo tiền đề phát triển bền vững và xuất khẩu nhân lực chất lượng cao, với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp ngành thang máy, thang cuốn, phụ kiện trong nước và quốc tế như: Cơ quan An toàn Thang máy Hàn Quốc (KoELSA), Tập đoàn Monteferro Pacific Limited (Italy), Dinacell Electrónica (Tây Ban Nha), MD VIetnam Consumer Electric Appliance Company Limited (Trung Quốc), Công ty CP Thang máy Thiên Nam, Công ty CP Dịch vụ Thang máy Gama - Gama Service...

Hợp tác đào tạo nhân lực ngành thang máy - Ảnh 1.

Triển lãm Elevator Expo diễn ra từ ngày 1 đến 3-12

Theo VNEA, hiện thị trường lao động trong nước thừa lao động nhưng lại thiếu cục bộ trong các doanh nghiệp thang máy. Lý do bởi chưa có mã ngành đào tạo chính thức trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ lớn lao động chưa trải qua đào tạo, không đủ để đáp ứng nhu cầu. Do vậy, sự kiện lần này là cơ hội hợp tác quốc tế về đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ cho nhân lực ngành thang máy theo một chuẩn chung. Từ đó nguồn nhân lực ngành có đủ trình độ, chuyên môn phục vụ cho một thị trường rộng lớn hơn, chứ không chỉ ở trong mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, số lượng thang máy được lắp đặt mới khoảng hơn 10.000 thang/năm nên thị trường lao động cần khoảng 1.500 kỹ thuật viên lắp đặt và 12.000 kỹ thuật viên bảo trì thang máy. Tuy nhiên, nhân lực ngành này vẫn chưa được đào tạo chính quy, chưa có Bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, chất lượng lao động đang ở mức thấp.

Hợp tác đào tạo nhân lực ngành thang máy - Ảnh 2.

Phát triển nguồn nhân lực ngành thang máy, nhằm chuẩn hóa lực lượng lao động của ngành hiện nay Ảnh nguồn internet

Vụ Kỹ năng nghề - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho biết năng suất lao động của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và đây cũng là thực trạng để ngành thang máy Việt Nam nhận diện nhằm nâng cao năng suất lao động cho người lao động. Muốn tăng năng suất lao động cần tạo nên hệ sinh thái phát triển kỹ năng nghề, bao gồm 6 trụ cột: Khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn hóa kỹ năng nghề quốc gia; học tập suốt đời; hệ thống đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; tuyển dụng và sử dụng dựa vào kỹ năng nghề; nguồn tài chính. Trong đó, chuẩn hóa kỹ năng nghề quốc gia là việc cấp thiết đối với ngành thang máy.

Tuy nhiên, trên thực tế thì vấn đề này đối với ngành thang máy hiện còn đang bị bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, Luật Việc làm và Nghị định 31/CP có quy định rõ về những công việc có khả năng gây nguy hiểm cho người lao động hoặc cộng đồng, nặng nhọc, độc hại… yêu cầu cần có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia. Đặc thù của công việc ngành thang máy có những tính chất tương đồng nhưng lại chưa áp dụng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo