Vì ở độ tuổi này, họ rất khó đảm đương công việc với cường độ cao, liên tục; năng suất lao động cũng sụt giảm rõ rệt so với lúc vào làm. Chưa hết, do áp lực về chi phí (BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp) đối với lực lượng lao động này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ tìm mọi cách thay bằng nguồn nhân lực trẻ, năng động hơn.
Theo tôi, quy định của tuổi về hưu như hiện tại (nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi) là phù hợp bởi với những công việc đặc thù như công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy, nhất là các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, việc tăng độ tuổi nghỉ hưu như đề xuất trong dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người lao động (NLĐ) vì tuổi nghề họ không dài. Hãy để NLĐ có thể sử dụng quãng đời sau nghỉ hưu làm những gì mình mong muốn hơn là phải tiếp tục kéo dài chuỗi ngày lao động.
Lao động nữ tại một doanh nghiệp gia công giày ở quận Bình Tân, TP HCM Ảnh: TRỰC NGÔN
Ở góc độ cá nhân, tôi cho rằng chúng ta nên bảo đảm quyền của NLĐ. Theo đó, người nào có khả năng tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến và xã hội có nhu cầu thì có thể ký hợp đồng lao động tiếp tục với nhau. Điều này tạo ra được sự tự nguyện và phù hợp cho cả người sử dụng lao động và NLĐ. Việc tăng độ tuổi nghỉ hưu là vấn đề có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống xã hội nên trước khi đi đến quyết định cuối cùng, nên tổ chức thêm nhiều cuộc lấy ý kiến đối với mọi đối tượng lao động nhằm bảo đảm tính khách quan và công bằng.
Bình luận (0)