xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Không thể không tăng lương tối thiểu

VĂN DUẨN

Trong khi Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất tăng lương 8% thì đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng không nên tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

Chiều 9-7, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên thứ nhất về phương án tiền lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2019, dưới sự chủ trì của ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Không tăng lương sẽ tốt hơn?

Thành phần chính của hội đồng gồm đại diện 3 bên: Bộ LĐ-TB-XH (đại diện cơ quan quản lý nhà nước), Tổng LĐLĐ Việt Nam (đại diện người lao động - NLĐ), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - đại diện cho chủ sử dụng lao động. Dù đây mới chỉ là phiên thương lượng đầu tiên nhưng quan điểm của đại diện NLĐ và chủ sử dụng lao động đã "vênh" nhau một trời một vực.

Phát biểu với báo chí bên lề phiên thương lượng, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, cho biết trước khi phiên họp diễn ra, VCCI đã có buổi làm việc với hiệp hội các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước để tập hợp ý kiến, quan điểm về LTT vùng năm 2019. Ông Phòng cho rằng đại đa số các hiệp hội DN đều kiến nghị chưa nên điều chỉnh mức LTT vùng trong năm 2019. Thay vì tăng lương thì kinh phí đó để DN dùng vào việc cơ cấu lại DN, đào tạo lại NLĐ để nâng cao tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu công việc, tăng năng suất lao động, từ đó tiếp tục tăng LTT trong thời gian tới. "Vì vậy nếu không tăng lương trong năm 2019 sẽ tốt hơn" - ông Hoàng Quang Phòng bày tỏ.

Không thể không tăng lương tối thiểu - Ảnh 1.

Đa số người lao động thu nhập cơ bản chỉ đủ trang trải, đời sống gặp nhiều khó khăn Ảnh: TRỰC NGÔN

Đại diện VCCI cho biết vấn đề LTT năm 2019 sẽ được VCCI đưa ra thảo luận, thương lượng với các thành viên của Hội đồng Tiền lương quốc gia để có ý kiến cuối cùng. Với đề xuất của VCCI, có nghĩa mức LTT vùng sẽ vẫn giữ nguyên như năm 2018, cụ thể: mức LTT ở vùng I là 3,98 triệu đồng/tháng, vùng II là 3,53 triệu đồng/tháng, vùng III ở mức 3,09 triệu đồng/tháng, vùng IV là 2,76 triệu đồng/tháng.

Ít nhất phải tăng 8%

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sau khi phiên họp nghỉ giải lao, ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia - cho rằng "không thể không tăng LTT trong năm 2019".

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, trước đây các bên vẫn tranh cãi việc chưa có thời hạn "chốt" về LTT đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ. Tuy nhiên, Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương đã nêu rõ đến năm 2020, mức LTT bảo đảm mức sống tối thiểu của NLĐ. Như vậy, chỉ còn 2 năm nữa để kết thúc mục tiêu này. "Theo tính toán của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện LTT đã đáp ứng được khoảng 92% mức sống tối thiểu của NLĐ. Nếu năm 2019 không tăng lương thì đến năm 2020, mức tăng LTT sẽ rất cao" - ông Chính khẳng định.

Đại diện cho phía NLĐ cũng bày tỏ rất chia sẻ với DN, tuy nhiên ít nhất năm 2019 cũng phải tăng LTT ở mức 8% (220.000 - 330.000 đồng) và phương án này sẽ đáp ứng được 95,4% nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Ngoài ra, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội (GDP tăng khoảng 7%, CPI khoảng 4%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng trên 5%...) và kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiền lương, thu nhập, đời sống của NLĐ năm 2018 thì mức tăng mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra là hoàn toàn có cơ sở. Theo đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam, từ ngày 1-7-2018, Chính phủ đã điều chỉnh tăng gần 7% mức lương cơ sở, lương hưu của công chức, viên chức. "Ngân sách nhà nước đang khó khăn thế nhưng vẫn chấp nhận điều chỉnh tăng lương cho công chức. Vậy DN cũng cần phải tính toán việc điều chỉnh LTT cho công nhân lao động tăng ít nhất cũng phải bằng mức đó" - ông Mai Đức Chính bày tỏ.

PGS-TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia - cũng đánh giá việc đề xuất không tăng LTT vùng năm 2019 của VCCI là rất vô lý. "Nếu không bù đắp phần chênh lệch về LTT so với nhu cầu sống tối thiểu thì phần năng suất lao động tăng lên, phần trượt giá tăng lên vẫn phải tính và ít nhất cũng phải tăng LTT trong năm 2019 là 7,5% - 8%" - ông Thọ bày tỏ. 

Nhiều doanh nghiệp cắt phụ cấp của NLĐ

Về mức điều chỉnh LTT vùng năm 2018, qua khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam tại 150 DN ở 25 tỉnh, thành cho thấy có 57,6% NLĐ đánh giá mức điều chỉnh là trung bình, 39% cho biết mức điều chỉnh là thấp. Đa số NLĐ được khảo sát cho biết thu nhập cơ bản chỉ đủ trang trải, đời sống gặp nhiều khó khăn. NLĐ bức xúc nhất là lương thấp, không có các khoản phụ cấp (25,7%), trả lương không đúng với sức lao động bỏ ra (7%).

Có 5,2% NLĐ được khảo sát cho biết họ bị cắt giảm một số khoản phụ cấp khi DN điều chỉnh LTT vùng, trong đó mức cắt giảm cao nhất là 500.000 đồng, mức thấp nhất là 50.000 đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo