Nếu không tiếp cận được với các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, LĐN lại càng dễ bị tổn thương. Giải pháp M.net đưa ra là phải liên tục đào tạo và đào tạo lại cho LĐN, giúp họ nắm bắt được những kỹ năng mới, công nghệ mới để có thể thích ứng với những thay đổi trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bản thân LĐN cần nâng cao nhận thức, học tập, rèn luyện, đi trước đón đầu các thông tin cần thiết; nỗ lực tự trau dồi, trang bị cho mình khả năng học hỏi, phải sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới để phù hợp với tình hình. Người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho nữ giới tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, có các biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của LĐN.
Lao động nữ làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM
Hiện LĐN tại Việt Nam chiếm hơn 64% tổng số lao động trong các KCN, tập trung khoảng 70 % ở các ngành dệt may, chế biến thủy sản.
Bình luận (0)