xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lao động Việt Nam còn yếu kỹ năng mềm

Hiền Hạnh (TTXVN)

Nhằm đối phó với những thách thức về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, bản thân người lao động phải có ý thức thường xuyên học tập, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế lớn trên toàn cầu, với nền tảng là công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất.

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng này đã và đang tạo ra những thay đổi đột phá, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở mỗi quốc gia, trên từng khu vực và toàn cầu. Trong đó, thị trường lao động sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn về chất lượng, cung, cầu và cơ cấu lao động.

Bên lề Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan diễn ra tại Hà Nội, Tiến sỹ Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã trao đổi với báo chí về những cơ hội và thách thức đối với việc phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời đại kỷ nguyên số.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về nguồn nhân lực của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới?

Tiến sỹ Đào Quang Vinh: Nguồn nhân lực của chúng ta so với các nước trong khu vực hiện vẫn còn khoảng cách nhất định. Theo số liệu năm 2016, tỷ lệ lao động của Việt Nam đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ là 20,6%. Như vậy, chúng ta vẫn còn gần 80% lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ, chưa được đào tạo một cách bài bản. Ngoài ra, lực lượng lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Lao động Việt Nam còn yếu kỹ năng mềm - Ảnh 1.

Tổng công ty Samco là đơn vị luôn tuân thủ quy định về an toàn lao động

Nhìn ở một khía cạnh khác, lao động Việt Nam hầu hết làm việc trong khu vực phi chính thức, sản xuất giản đơn, nhỏ lẻ với quy mô gia đình. Lao động của Việt Nam phần lớn chưa được qua đào tạo; việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin và khả năng sáng tạo vẫn còn rất hạn chế so với các nền kinh tế thành viên APEC.

Theo ông, giải pháp nào là hiệu quả nhất đối với Việt Nam nhằm đối phó với những thách thức về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số?

Chúng ta cần triển khai các giải pháp trên nhiều phương diện khác nhau. Thứ nhất, phải đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo. Hiện nay, rất nhiều lao động của Việt Nam dù đã qua đào tạo nhưng khi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ doanh nghiệp và phải mất thời gian đào tạo lại.

Một số doanh nghiệp công nghệ cao và doanh nghiệp (DN) nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng cho biết, họ gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động kỹ thuật phổ thông; chưa kể đến những chuyên gia đầu ngành hoặc những lao động có thể đảm nhận vị trí quản lý bậc cao.

Tôi cho rằng, các DN cũng cần được thường xuyên cập nhật kiến thức, được thử nghiệm trên các dây chuyền công nghệ mới, để đáp ứng nhu cầu của DN đổi mới công nghệ thường xuyên. Bên cạnh đó, bản thân người lao động (NLĐ) phải có ý thức thường xuyên học tập, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức chứ không thể bằng lòng với những bằng cấp, kỹ năng mình đã có.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các trường, các cơ sở đào tạo đổi mới phương thức đào tạo, làm sao gắn được việc đào tạo với thị trường, gắn cơ sở đào tạo với các DN  để sản phẩm của đào tạo phục vụ luôn được cho DN.

Xin ông cho biết sáng kiến của Việt Nam tại Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số?

Đối thoại chính sách cao cấp về phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số là một vấn đề mới và tiêu đề này cũng là sáng kiến của Việt Nam. Thông qua Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, các nền kinh tế thành viên trao đổi cùng nhau, chia sẻ bài học kinh nghiệm, vấn đề mà các nền kinh tế thành viên đang gặp phải, qua đó có những đối sách để phát triển nguồn nhân lực.

Vấn đề thứ hai được đưa ra thảo luận là thông tin thị trường lao động nhằm giúp NLĐ và người sử dụng lao động tiếp cận với nhau thuận lợi, tiết kiệm thời gian.

Việt Nam cũng đề xuất đến vấn đề về an sinh xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động rất lớn các nhóm yếu thế, nhóm lao động có tay nghề thấp, làm việc trong khu vực phi chính thức, lao động làm việc trong nhà máy theo dây chuyền… Nếu các DN ứng dụng các robot, dây chuyền sản xuất tự động thì những lao động làm các công việc trên các dây chuyền lắp ráp sẽ bị thất nghiệp.

Bên cạnh đó, một số công việc và phương thức làm việc mới như việc làm bán thời gian, việc làm di động… tăng lên. Do đó, các nền kinh tế thành viên APEC cần bàn thảo những giải pháp về an sinh xã hội đối với những vấn đề này.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo