xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lương chưa đủ sống

Bài và ảnh: Mai Chi

Mức lương tối thiểu vùng phải tăng thêm từ 18%-20% kèm theo điều kiện chỉ số giá tiêu dùng không tăng thì đời sống số đông công nhân lao động mới đạt mức tối thiểu

Nhằm đánh giá đời sống của người lao động (NLĐ) khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2015 và làm cơ sở cho Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng phương án đề xuất mức lương tối thiểu (LTT) vùng năm 2016, Viện Công nhân (CN) - Công đoàn (CĐ), Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ TP HCM vừa tổ chức tọa đàm về thực hiện chính sách tiền LTT vùng trong các doanh nghiệp (DN) năm 2015 tại TP HCM. Tham dự có đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), BHXH TP, Ban Quản lý các KCX-KCN TP, LĐLĐ quận, huyện và các CĐ cơ sở

Không tăng ca, không đủ sống

Tại tọa đàm, ý kiến của các đại biểu đều cho rằng mức LTT vùng do nhà nước quy định hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ. Theo tính toán của bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch CĐ Công ty Nissei Electric Việt Nam (KCX Linh Trung, TP HCM), thông thường một cặp vợ chồng là CN có 2 con nhỏ phải chi tổng cộng 10 triệu đồng/tháng bao gồm các khoản: trả tiền nhà trọ, tiền điện, nước 1,7 triệu đồng; tiền gửi con 3,5 triệu đồng; sữa, tã 2 triệu đồng; chi tiêu khác và ăn uống 4,5 triệu đồng.

 

Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nissei Electric Việt Nam, phát biểu tại tọa đàm
Bà Trần Thị Hồng Vân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Nissei Electric Việt Nam, phát biểu tại tọa đàm

 

Trong khi đó, thu nhập bình quân của CN chỉ khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng (lương cơ bản bình quân khoảng 3,6 triệu đồng/tháng và 700.000 đồng tiền phụ cấp). Như vậy, dù có việc làm ổn định nhưng nếu chỉ dựa vào lương cơ bản thì tổng thu nhập của 2 vợ chồng cũng không đủ sống. “Do đó, CN ở công ty chúng tôi luôn muốn tăng ca và tha thiết được tăng ca. Thậm chí, họ còn chấp nhận tăng ca đến 148 giờ mỗi tháng để kiếm mức thu nhập hơn 6 triệu đồng /tháng mới tạm đủ cho các khoản chi phí hằng ngày” - bà Vân nói.

Ông Nguyễn Văn Khuê, Chủ tịch CĐ Công ty Domex (KCX Linh Trung, TP HCM), cho biết qua khảo sát tại công ty cho thấy 100% CN đều đăng ký tăng ca. Thời điểm ít hàng hoặc công ty không bố trí tăng ca là xảy ra ngừng việc đòi tăng ca hoặc CN rời bỏ công ty tìm chỗ làm khác. “Chỉ khi nào NLĐ không còn đòi hỏi tăng ca thì lúc đó mới chứng tỏ đời sống của họ được nâng lên” - ông Khuê khẳng định. Cũng theo ông Khuê, từ khi thực hiện việc tăng LTT vùng theo quy định của nhà nước, nhiều DN đã cố tình phớt lờ nâng bậc, nâng lương theo niên hạn khiến thu nhập NLĐ bị thu hẹp.

Năm 2016, tăng lương bao nhiêu?

Bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, cho biết theo báo cáo của Sở LĐ-TB-XH TP, tính đến ngày 20-4, TP hiện có 3.904 DN đã điều chỉnh LTT vùng, trong đó có một số DN điều chỉnh cao hơn quy định. Tuy nhiên, qua khảo sát, so với điều kiện sống ở TP HCM thì mức lương này chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu của NLĐ.

Cũng theo bà Trân, có thực tế là khi thực hiện việc điều chỉnh lương, nhiều DN đã cắt các khoản phụ cấp, trong khi các khoản phụ cấp này (chuyên cần, nhà trọ, xăng, tiền ăn…) chiếm từ 1/4-1/3 tổng thu nhập nên lương của NLĐ có tăng nhưng chỉ tăng lương cơ bản (dùng làm cơ sở đóng BHXH) còn tổng thu nhập thì giẫm chân tại chỗ.

Đồng tình với ý kiến trên, ông Đặng Quang Hợp, Trưởng Phòng Nghiên cứu pháp luật Viện CN - CĐ, nhìn nhận việc điều chỉnh LTT vùng hiện nay chỉ nhìn thấy rõ ở những đối tượng lao động có thu nhập thấp hơn mức LTT vùng hoặc những lao động làm việc hưởng lương thời gian. Còn những lao động hưởng lương sản phẩm thì việc nâng lương chỉ thể hiện ở việc đóng BHXH tăng, còn tổng thu nhập vẫn không thay đổi, do đó đời sống CN còn gặp nhiều khó khăn.

Từ thực tế đó, nhiều đại biểu yêu cầu Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ tăng LTT vùng từ 18%-20%. Ông Nguyễn Văn Khuê nhấn mạnh: “Tăng LTT vùng phải tăng cao hơn năm trước, nếu lộ trình tăng chỉ bằng mức năm 2015 (tăng 15%) thì chưa đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ”.

 

Cần duy trì chỉ số giá tiêu dùng hợp lý

Ông Nguyễn Văn Chước, Phó trưởng Phòng Kiểm tra BHXH TP HCM, kiến nghị song song với việc điều chỉnh lương, nhà nước cần duy trì chỉ số giá tiêu dùng hợp lý. Có như thế mới tránh được tình trạng lương tăng mãi vẫn không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của NLĐ.

Ngoài ra, để tránh việc DN lách luật bằng cách chuyển phụ cấp vào lương, đại diện Sở LĐ-TB-XH TP đề nghị nên quy định rõ trong nghị định khi DN thực hiện tăng lương không được cắt những khoản phụ cấp đang thực hiện tại đơn vị để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo