Hiện nay nhiều doanh nghiệp trả lương thấp, không đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu nên CN phải tự nguyện làm thêm. Tuy nhiên, tăng ca nhiều, liên tục khiến sức khỏe CN bị suy giảm, từ đó sẽ làm năng suất lao động giảm. Thực tế vẫn còn tình trạng người lao động tuy không muốn nhưng không dám từ chối làm thêm vì sợ bị sa thải. Do vậy, bên cạnh việc nới rộng khung giờ làm thêm, cần quy định rõ từng ngành, đối tượng, nghề được phép áp dụng tối đa số giờ làm thêm ở mức 400 giờ/năm.
Ảnh minh họa
Cũng theo ông Hiểu, với những ngành nghề lao động vất vả như: hầm mỏ, xây dựng, chế biến gỗ, thủy sản, thậm chí cả may mặc, da giày... cần phải có quy định giờ làm thêm tối đa trong ngày. Ngoài ra, mức lương trả cho thời gian làm thêm phải được tính theo phương pháp lũy tiến, càng làm thêm giờ nhiều thì càng được hưởng cao. Ví dụ, làm thêm giờ vào ngày thường và đến 200 giờ/năm thì được trả ít nhất bằng 150% lương; làm thêm giờ vào ngày thường và từ 201 đến 300 giờ/năm thì được trả ít nhất 200% lương; làm thêm giờ vào ngày thường và từ trên 300 giờ/năm thì được trả ít nhất 250% lương… Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ giữa việc tăng giờ làm thêm hay cải thiện điều kiện làm việc để tăng năng suất lao động.
Bình luận (0)