Theo báo cáo, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực điện tử tiêu dùng đều có kế hoạch mở rộng mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh trong năm 2019. Sau tết, dự đoán lĩnh vực điện tử tiêu dùng sẽ tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng, một số công ty sẽ vào thị trường Việt Nam, và đó sẽ là một cơ hội lớn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng.
Trong năm 2019, báo cáo ghi nhận các nhà đầu tư đang có kế hoạch điều chỉnh danh mục đầu tư (cả trực tiếp và gián tiếp), từ đó tác động đến chuỗi cung ứng, dòng vốn FDI vào thị trường bất động sản của Việt Nam. Trong quý IV, thị trường bất động sản ghi nhận sự xuất hiện của các siêu dự án, khiến các sàn giao dịch bất động sản mới tăng mạnh, kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến kinh doanh và marketing.
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa có hiệu lực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành dệt may Việt Nam, thúc đẩy việc xuất khẩu tăng mạnh hơn, đồng thời với lợi thế về mức giá nhân công cạnh tranh Việt Nam thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI mạnh mẽ hơn, từ đó nhiều việc làm mới cũng được tạo ra.
Nhân lực trong ngành thương mại điện tử sẽ tăng mạnh
Lĩnh vực nông nghiệp có dấu hiệu khởi sắc và cạnhh tranh gay gắt hơn trong tuyển dụng và giữ chân nhân tài. Trong quý IV năm 2018, có rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp mở rộng đầu tư, qui mô hoặc một số doanh nghiệp có nhu cầu chuẩn hóa đội ngũ nhân sự. Mức độ cạnh tranh trong việc thu hút và tuyển dụng của ngành này ngày một cao hơn so với trước đây, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng được các nhân tài có mức độ gắn bó hơn với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hiệp định CPTPP có hiệu lực cũng mang lại lợi ích về xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản và tiềm năng được vốn FDI đầu tư vào mảng nông nghiệp cũng lớn hơn, dự đoán nhu cầu tuyển dụng và các cơ hội việc làm tốt sẽ được tạo ra cho người lao động thuộc các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Bình luận (0)