Dự thảo Luật CĐ gồm 3 nhóm vấn đề chính là hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy CĐ và cơ chế quản lý cán bộ CĐ; hoàn thiện cơ chế tài chính CĐ trong bối cảnh mới; hoàn thiện các quy định của pháp luật CĐ để phù hợp với Hiến pháp và hệ thống pháp luật.
Về vấn đề tài chính CĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết qua tổng kết việc thực hiện Luật CĐ 2012, thu đoàn phí CĐ chiếm 25%-27%, thu kinh phí chiếm 57%-64%, thu khác chiếm 11%-16%, ngân sách nhà nước hỗ trợ chiếm khoảng 1%. Về chi tài chính CĐ, chiếm tỉ trọng nhiều nhất tại cấp cơ sở (trên 73,2%); CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở chiếm 14,8%; cấp tỉnh, ngành 10,9%; tại cấp Tổng LĐLĐ khoảng 0,7%.
Như vậy, tỉ trọng chi được tập trung cho CĐ cơ sở sử dụng với mục đích đại diện, chăm lo, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng cho đoàn viên, người lao động (chiếm 84,14% tổng số chi).
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát biểu tại buổi tham vấn
Thảo luận tại hội nghị, đa số đại biểu đồng ý phải duy trì việc đóng góp kinh phí 2% và thống nhất tỉ lệ ít nhất 75% kinh phí CĐ để lại cho cơ sở để chăm lo lợi ích của người lao động. Trao đổi tại chương trình, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nhấn mạnh phải duy trì kinh phí CĐ.
Thông tin thêm về tổng nguồn tài chính CĐ còn kết dư gần 29.000 tỉ đồng theo kết luận của Tổng Kiểm toán Nhà nước vừa qua, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng phải nói rõ trong số này có 36% là ở LĐLĐ các tỉnh, thành, CĐ ngành trung ương và tương đương; 25% ở các CĐ cơ sở, 23% ở các CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở, 1% ở các đơn vị hành chính sự nghiệp và 15% ở Tổng LĐLĐ Việt Nam. Việc gửi tài chính CĐ chưa sử dụng tại ngân hàng là không sai, nếu làm thất thoát mới sai.
Bình luận (0)