xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phục hồi thị trường lao động sau dịch

NHÓM PHÓNG VIÊN

Bên cạnh việc bảo đảm an sinh, chăm lo bằng các chế độ phúc lợi hợp lý, cần bảo đảm tiêm vắc-xin để người lao động yên tâm quay trở lại làm việc

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát kể từ ngày 27-4 diễn biến hết sức phức tạp, đã trực tiếp "đánh" vào công nhân (CN), nhất là một số KCN, nơi tập trung đông CN, làm ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), việc làm, đời sống, thu nhập, an toàn, sức khỏe của người lao động (NLĐ). Theo thống kê, có trên 2 triệu CN phải nghỉ việc, giãn việc, nghỉ luân phiên, mất việc làm do DN tạm dừng hoạt động hoặc do NLĐ bị cách ly, điều trị bệnh, ở trong khu vực phong tỏa. Mất việc làm, thu nhập và lo sợ ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng triệu lao động tại TP HCM và một số địa phương đã tự phát hồi hương.

Đau đầu vì công nhân bỏ về quê

Theo các chuyên gia lao động - việc làm, khi dịch bệnh được khống chế và ản xuất phục hồi, các DN sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt lao động trầm trọng.

Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (TP Dĩ An) là một trong những DN có số lượng CN nhiều nhất ở tỉnh Bình Dương, với khoảng 10.000 lao động. Trong thời gian địa phương thực hiện giãn cách xã hội, công ty phải thực hiện phương án "3 tại chỗ", với khoảng 1.000 CN tham gia sản xuất. Trong thời gian này, để giữ chân NLĐ, DN vẫn trả 70% tổng thu nhập cho họ. Tuy nhiên, khi địa phương trở lại trạng thái bình thường mới thì DN có nguy cơ sẽ mất khoảng 500 lao động do đã về quê. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty, cho biết có khoảng 7% lao động đã về quê khó có thể trở lại Bình Dương sau ngày 30-9, cộng với khoảng 10% chưa được tiêm vắc- xin. Do đó, công ty dự kiến bố trí khoảng 80% CN trở lại làm việc sau khi được địa phương cho phép nhưng chủ yếu vẫn theo phương án "3 tại chỗ". Bà Nhung cho rằng trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, mặc dù DN phải bù lỗ nhưng vẫn trả lương cho NLĐ là một sự cố gắng nhằm để NLĐ có tiền trang trải cuộc sống tối thiểu. Sau dịch, nếu CN về quê chưa vào được mà có liên hệ với công ty thì sẽ được tính vào nghỉ phép năm, còn CN không đi làm mà công ty không liên lạc được trong vòng 5 ngày thì sẽ bị cắt hợp đồng. "Tùy theo tình hình lúc đó, nếu được phép thì công ty và Công đoàn cơ sở sẽ có kế hoạch đón CN ở quê trở lại với DN nếu như CN vẫn còn nguyện vọng vào công ty làm việc" - bà Nhung nói. Còn tại Công ty TNHH Chí Hùng (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), gần 10.000 CN của công ty đã tạm ngưng làm việc hơn 2 tháng nay do công ty không thể bố trí "3 tại chỗ", song họ vẫn được công ty trả lương bằng mức tối thiểu vùng. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Phó Tổng Giám đốc công ty, cho biết vấn đề thiếu hụt lao động của DN là một trong những khó khăn lớn nhất nếu hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách. Một lượng lớn CN của công ty đã trở về quê dẫn đến khó tuyển dụng lao động trong thời gian gần.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Ðức Giang cho biết trong dòng người về quê những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8-2021, có rất nhiều lao động của ngành dệt may. Họ phải nghỉ việc/giãn việc, không đủ khả năng trụ lại được trong các xóm trọ. "Hiện các DN dệt may đã kín đơn hàng đến quý IV/2021 và đầu năm 2022 nhưng lo ngại khi sản xuất phục hồi chỉ có thể gọi lại được khoảng 60% lao động đã về quê, làm chậm tiến độ giao hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế" - ông Giang cho biết. Theo thống kê của Hiệp hội DN các KCN TP HCM (HBA), kể từ khi bùng phát đợt dịch thứ 4, có ít nhất 20.000 lao động làm việc trong các KCX-KCN rời TP về quê. Bên cạnh đó, hàng chục ngàn CN làm việc ở các KCX-KCN, Khu Công nghệ cao (TP Thủ Đức) nhưng lại thuê trọ, sinh sống ở các khu vực giáp ranh với TP HCM như Đồng Nai, Bình Dương, Long An không thể đi lại được do các địa phương áp dụng các biện pháp phòng dịch. Tình hình này khiến các DN đối mặt nguy cơ thiếu hụt lao động một khi dịch bệnh được khống chế.

Phục hồi thị trường lao động sau dịch - Ảnh 1.

Doanh nghiệp cần có chính sách lương, thưởng và đãi ngộ thỏa đáng để giữ chân người lao động. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tăng đãi ngộ người lao động

Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH), hiện nay chúng ta chưa có một bức tranh tổng thể về những nhóm lao động bị tác động do đại dịch Covid-19. Ngay cả những chính sách hỗ trợ cũng có nhóm hỗ trợ chính xác nhưng cũng có những nhóm chưa chính xác. Do vậy, để nắm chắc tình hình việc làm của NLĐ và có giải pháp hỗ trợ phù hợp, theo bà Hương, sở LĐ-TB-XH các địa phương cần chủ động vào cuộc.

Theo đó, bà Hương gợi ý ngành lao động các địa phương cần mạnh dạn áp dụng công nghệ và kêu gọi NLĐ thực hiện khai báo về tình trạng việc làm hiện tại. Dựa trên khai báo về nhu cầu lao động của các DN, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm lên kế hoạch kết nối thị trường lao động. Cũng theo bà Hương, hiện nay chúng ta đã làm tốt việc chi trả Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) hỗ trợ NLĐ mất việc trong mùa dịch. Nhưng về lâu dài cần giúp NLĐ có việc làm bền vững. Để đạt được điều đó, cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn ngân sách từ Quỹ BHTN để đào tạo lại lao động, giúp NLĐ tiếp cận được với những cơ hội việc làm tốt hơn.

Trong báo cáo về tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động gửi Bộ LĐ-TB-XH, ông Nguyễn Đại Tánh, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Long An, cho biết Long An là một trong các tỉnh phía Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của dịch Covid-19. Trong thời gian tới, sau khi dịch bệnh đã ổn định theo tình hình mới, DN bắt đầu hoạt động trở lại thì phần lớn các DN sẽ thiếu lao động để hoạt động sản xuất - kinh doanh do NLĐ về quê rất nhiều. Sở LĐ-TB-XH tỉnh Long An đề nghị hỗ trợ tiêm ngừa vắc-xin phòng Covid-19 đủ 2 liều vắc-xin cho NLĐ trong thời gian sớm nhất để nhanh chóng trở lại làm việc khi hết thực hiện giãn cách xã hội. Cùng với đó là chính sách miễn, giảm hoặc hỗ trợ tiền thuê nhà cho đối tượng NLĐ đang thuê nhà trọ; duy trì quyền lợi thẻ BHYT của nhóm đối tượng NLĐ nghỉ không lương do ảnh hưởng dịch Covid-19; hỗ trợ chi phí xét nghiệm Covid-19 cho NLĐ khi trở lại làm việc. TS Vũ Minh Tiến, Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, nhấn mạnh giải pháp khắc phục sự thiếu hụt lao động cả về lao động phổ thông và lao động có tay nghề, những vị trí lao động kỹ thuật, phụ trách chuyên môn là điều không đơn giản. Trước tiên, để giữ chân NLĐ và thu hút họ trở lại với DN, cần tập trung thực hiện tiêm vắc-xin đầy đủ.. "Ngoài công bố và thực hiện tốt các chế độ tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi, DN cũng cần có chính sách khuyến khích đặc biệt đối những NLĐ đã gắn bó với DN lúc khó khăn" - ông Tiến nói. 

Triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ NLĐ

Trước những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 đến toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng như thị trường lao động nói riêng, để kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị cho phục hồi kinh tế, đại diện Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng cần rà soát sửa đổi kịp thời và tích cực triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo đúng tinh thần của Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Ưu tiên chú trọng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho NLĐ tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ. Các địa phương có NLĐ làm việc tại các tỉnh, thành phố phía Nam chủ động phối hợp với các tỉnh phía Nam cùng chăm lo và có chính sách hỗ trợ cho NLĐ của địa phương mình yên tâm ở lại làm việc thay vì chỉ lên phương án đón NLĐ về quê dẫn đến đứt gãy nguồn nhân lực khi các tỉnh khu vực phía Nam kiểm soát tốt dịch bệnh.

Báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm về lao động sau đại dịch

Lúc 14 giờ chiều nay (1-10), tọa đàm "Nguồn nhân lực lao động cho TP HCM và các tỉnh lân cận sau đại dịch" được Báo Người Lao Động tổ chức bằng hình thức trực tuyến. Nội dung tọa đàm xoay quanh hai nội dung chính: thực trạng thiếu hụt nguồn cung lao động gây nguy cơ đứt gãy sản xuất - kinh doanh, nhất là sau khi TP HCM nới lỏng giãn cách xã hội; giải pháp kết nối cung - cầu lao động giữa các địa phương và kinh nghiệm giữ chân nguồn nhân lực.

Tọa đàm có sự tham dự và phát biểu ý kiến của: Bộ LĐ-TB-XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ TP HCM; các Sở LĐ-TB-XH địa phương: TP HCM, Bình Dương, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam; các BQL KCX-KCN; các hiệp hội, hội ngành - nghề và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thâm dụng lao động...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo