Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp khó khăn "bủa vây" vì thiếu đơn hàng, việc nghỉ thai sản trong thời gian dài đã trở thành nỗi băn khoăn của nhiều lao động nữ. Không ít người lo sợ sau khi nghỉ hết chế độ theo quy định họ có được bảo đảm việc làm, thu nhập như cũ hay không?
(1) Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
(3) Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.
(5) Lao động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.
Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ Luật Lao động 2019
Vậy nếu doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm i, khoản 2, Điều 28 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Nghị định số 12/2022/NĐ-CP) quy định về lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với người sử dụng lao động sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Phạt tiền từ 10-40 triệu đồng đối với cá nhân người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp sa thải lao động nữ trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản
Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, cá nhân người sử dụng lao động sa thải lao động nữ đang nghỉ thai sản có thể bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng; còn doanh nghiệp sa thải lao động nữ đang nghỉ thai sản có thể bị xử phạt từ 20 - 40 triệu đồng theo các quy định nêu trên.
Bình luận (0)