Theo đó, ngoài phối hợp tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp (DN) thực hiện tốt chính sách, pháp luật lao động, các cơ quan trên cần theo dõi, nắm chắc tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm hỗ trợ. Đặc biệt, Sở LĐ-TB-XH TP cũng lưu ý cần giám sát chặt chẽ thực hiện chính sách, pháp luật tại các DN thường vi phạm pháp luật lao động, DN đã từng hoặc có nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, đình công, nợ lương, nợ thưởng, nợ BHXH để có biện pháp tiếp cận, hỗ trợ, tham vấn cho các DN giải quyết khó khăn, hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động.
Giám sát quyền lợi công nhân tại doanh nghiệp là ưu tiên của các cơ quan chức năng
Nếu phát hiện DN có nguy cơ hoặc dấu hiệu xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, đề nghị các cơ quan chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu xử lý kịp thời, bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương, quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Các đơn vị cần công khai số điện thoại (đường dây nóng) hoặc các phương tiện thông tin khác để sớm tiếp nhận, kiểm tra thông tin và phối hợp với các ban, ngành địa phương để tiếp cận, hỗ trợ, giải quyết các phát sinh trong quan hệ lao động của DN trên địa bàn.
Bình luận (0)