xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”

Dương Ngọc

(NLĐO)- Đó là câu nói thách thức của một nhân viên kỹ thuật người nước ngoài làm việc tại công ty đóng trên địa bàn quận 12, TP HCM sau khi (CN) phản ứng cách quản lý hà khắc của công ty. Sự việc xảy ra cách nay chưa lâu.

Cũng ở quận 12, TP HCM, cuối tháng 9-2014 tại Công ty TNHH SJ Globol, ông Kim Young Wan, quản lý người Hàn Quốc, đã chửi bới, xua đuổi và lao vào đòi đánh một số CN phản đối việc công ty không giải quyết quyền lợi khi họ nghỉ việc. Trước đó vài ngày, nhân viên nước ngoài này cũng túm cổ áo lôi một nam CN ra khỏi xưởng, đánh và đuổi việc khi anh ta đeo tai nghe khi làm việc... Đáng nói, hành vi thô bạo này lặp đi, lặp lại và chẳng bị ai xử lý. Hỏi một cán bộ có trách nhiệm của ngành LĐ-TB-XH, chúng tôi cũng được trả lời: “Không có quy định, làm sao mà xử lý?”.

 

img

 

“Chúng tôi xử lý bằng cách bắt chuyên gia nước ngoài xin lỗi CN chứ thật ra cũng không thấy pháp luật lao động quy định trường hợp này”. Đây là trả lời của cán bộ lãnh đạo một xí nghiệp giày ở Hải Phòng về việc các chuyên gia người Trung Quốc dí bàn ủi nóng vào tay một nữ CN và ném giày vào mặt một nam CN khác. Chuyện xảy ra đầu tháng 9-2014.

Trước đây, cũng vì những lời lẽ chửi mắng nhục mạ mà hơn 6.000 CN Công ty TNHH IVORY Việt Nam (Thanh Hóa) đã ngừng việc suốt 1 tuần. CN cho biết, ngoài việc các quyền lợi bị xâm phạm, thì việc cán bộ quản lý thường xuyên chửi bới CN thậm tệ chính là giọt nước tràn ly.

Tại điều 8 Bộ Luật Lao Động quy định hành vi bị nghiêm cấm; trong đó có hành vi ngược đãi người lao động. Ngoài ra luật cũng “nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm danh dự và nhân phẩm phụ nữ”. Tuy nhiên, như thế nào là ngược đãi thì không được cụ thể hóa. Còn việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì cả lao động nam cũng bị tổn thương, cũng cần được bảo vệ chứ không riêng lao động nữ.

 

img

 

Song, điều đáng nói là dù Bộ Luật Lao Động quy định như vậy nhưng lại không có chế tài khi vi phạm. Rà soát lại các văn bản pháp luật, nhất là trong Nghị định 95/CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì đúng là không hề có quy định chế tài hành vi này. Cho nên, “tao cứ chửi đó, chúng mày làm gì tao?”.

Trong thực tế, những lời nói kiểu này mà đã dẫn đến tranh chấp, ngừng việc, thậm chí CN rủ nhau đón đường, hành hung những người lãnh đạo, quản lý đã không biết... lựa lời mà nói cho vừa lòng người lao động của mình!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo