xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày

Văn Duẩn

NLĐO)- Góp ý vào Bộ luật Lao động (sửa đổi), đại biểu QH Trương Thị Bích Hạnh cho rằng khi đồng thuận với việc tăng giờ làm thêm, bà cảm thấy rất đau lòng, bởi việc làm thêm vắt kiệt sức của người lao động, và thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày.

Thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày - Ảnh 1.

ĐBQH Nguy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thừa nhận mặc dù đồng ý với chủ trương, nhưng "hết sức buồn và cũng nghẹn ngào"- Ảnh: Văn Duẩn

Ngày 29-5, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao Động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) và sau đó Quốc hội (QH) thảo luận tại tổ.

Và khi thảo luận tại tổ về những vấn đề nêu trên, nhiều đại biểu (ĐB) QH là những cán bộ Công đoàn, đã phải thốt lên những lời đầy day dứt.

Với quy định trong dự thảo về mở rộng khung giờ làm thêm, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, thừa nhận mặc dù đồng ý với chủ trương, nhưng "hết sức buồn và cũng nghẹn ngào vì hiếm có tổ chức CĐ trên thế giới đồng ý tăng giờ làm thêm. "Song vì NLĐ của chúng ta lương rất thấp, không tăng giờ làm thêm thì không đủ cuộc sống tối thiểu" - ông Hiểu trăn trở.

Thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày - Ảnh 2.

ĐBQH Trương Thị Bích Hạnh: "Chúng tôi đồng thuận với việc tăng giờ làm thêm là rất đau lòng, bởi việc làm thêm nó vắt kiệt sức của NLĐ... thật đau đót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày"- Ảnh: Văn Duẩn

Là một người hoạt động CĐ ở địa phương, ĐBQH Trương Thị Bích Hạnh, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương, nhấn mạnh qua thực tiễn hoạt động CĐ ở nơi có tới 1,2 triệu lao động, có thể khẳng định nhu cầu làm thêm giờ của NLĐ và chủ DN là có thực.

"Chúng tôi đồng thuận với việc tăng giờ làm thêm là rất đau lòng, bởi việc làm thêm nó vắt kiệt sức của NLĐ. Nhưng nếu CĐ không đồng thuận thì NLĐ sẽ phản ứng. Vì sao phản ứng? bởi vì tiền lương không đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho họ và gia đình, vì vậy họ muốn làm thêm giờ"-vị nữ ĐB là Chủ tịch LĐLĐ của một tỉnh có rất nhiều KCN, NLĐ nói.

Bà Trương Thị Bích Hạnh đã lấy ví dụ có công nhân may phải làm thêm đến 103 giờ/tháng; thậm chí có công nhân ngành gỗ phải tăng ca 141,5 giờ/tháng, tức là họ phải làm tất cả các ngày trong tháng, không nghỉ ngày nào. "Thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày. Do đó, vấn đề tiền lương của NLĐ phải là điều tiện tiên quyết phải xem xét để cho phép tăng giờ làm thêm. Việc tính tiền lương làm thêm giờ phải tăng theo lũy tiến" - ĐB Hạnh nói.

Về tăng tuổi nghỉ hưu, ĐB Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, cũng cho biết bà không đồng ý tăng tuổi nghỉ hưu, bởi nếu xét về góc độ lấy ý kiến của những NLĐ bình thường hiện nay thì không có NLĐ nào muốn tăng độ tuổi lao động, bởi các lý do Chính phủ đề xuất chưa đủ sức thuyết phục.

Thật đau xót khi trong giấc mơ của công nhân may chỉ thấy những đôi giày - Ảnh 3.

ĐB Trần Thị Diệu Thuý, Chủ tịch LĐLĐ TP HCM: "Nếu xét về góc độ lấy ý kiến của những NLĐ bình thường hiện nay thì không có NLĐ nào muốn tăng độ tuổi lao động"

Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nói cũng đồng tình chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu, song ông cho biết thực sự rất "nghẹn ngào". "Nếu được, chỉ nên tăng tuổi nghỉ hưu với toàn bộ công chức, phần lớn viên chức, và chỉ một bộ phận NLĐ" - ông Hiểu đề nghị.

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Trương Thị Bích Hạnh nhấn mạnh qua tham khảo ý kiến, những lao động nữ trực tiếp sản xuất phản ứng rất dữ dội về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. "Họ nói rằng hơn 40 tuổi đã rất khó để làm tốt được công việc. Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, họ không đồng ý"- bà Hạnh nói và đề nghị phải có một cơ chế cho lao động nữ được quyền nghỉ hưu ở tuổi 55 và lao động nam được quyền nghỉ hưu ở tuổi 60.

Ngoài ra, khi NLĐ cảm thấy không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc thì cần cho NLĐ quyền được nghỉ hưu, dù họ có thể hưởng mức lương hưu thấp- điều mà hiện nay luật chưa cho phép.

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu:

Phương án 1: tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2: tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Dự thảo cũng quy định mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt: tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm).

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo