xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng

TẤT THẢO (Báo Lao động)

"Nếu thực hiện sửa đổi Nghị định số 49/2013/NĐ-CP (NĐ49) theo phương án Bộ LĐTBXH đưa ra thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) sẽ ép người lao động (NLĐ), làm cho tiền lương, thu nhập của NLĐ bị ảnh hưởng rất dễ dẫn đến tình trạng ngừng việc tập thể, đình công tự phát, gây bất ổn cho quan hệ lao động (QHLĐ)".


Đó là cảnh báo của ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban QHLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ông Quảng cũng cho biết, quan điểm của Ban QHLĐ, Tổng LĐLĐ Việt Nam là chưa nên sửa đổi NĐ49, đặc biệt là các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương được quy định tại NĐ49. Việc sửa đổi chỉ nên tiến hành và thể hiện trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).

 Thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng - Ảnh 1.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động,Tổng LĐLĐ Việt Nam

Thưa ông, xin ông cho biết vai trò, tác động của NĐ49 trong QHLĐ?

- NĐ49 là cơ sở pháp lý quan trọng để DN xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động của từng DN, góp phần khắc phục tình trạng DN ép tiền lương của NLĐ gần sát mức lương tối thiểu; xây dựng khoảng cách chênh lệch giữa các bậc lương thấp dẫn đến việc nâng bậc lương không có giá trị; áp dụng định mức lao động quá cao gây thiệt hại cho NLĐ - đối tượng yếu thế hơn trong QHLĐ. Quy định trên là phù hợp với thực tiễn trong điều kiện thị trường lao động chưa thực sự phát triển, năng lực thương lượng, thỏa thuận của NLĐ và tổ chức CĐCS còn hạn chế, sức ép việc làm lớn.

Qua thực tiễn theo dõi việc thi hành các quy định về tiền lương cho thấy: Các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương đã đi vào cuộc sống, được đa số NSDLĐ và hầu hết NLĐ đồng thuận. Báo cáo tổng kết thi hành Bộ luật Lao động 2012 của Bộ LĐ-TB0XH xác định: Đa số DN đều xây dựng thang lương, bảng lương để trả lương cho NLĐ đảm bảo các nguyên tắc của NĐ49, góp phần quan trọng trong việc xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ. Những phản ánh về sự bất cập của NĐ49 là rất ít.

Thưa ông, nếu sửa đổi nguyên tắc xây dựng thang bảng lương theo như đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH thì có thể dẫn đến hệ lụy gì?

- Việc sửa đổi nguyên tắc xây dựng thang bảng lương nếu cắt bỏ hoặc cắt giảm dự báo sẽ tác động xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của NLĐ và dẫn đến gây bất ổn trong QHLĐ. Hiện năng lực đàm phán của tổ chức Công đoàn (CĐ), mặc dù đã có cải thiện, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy hầu hết DN xây dựng thang bảng lương theo quy định của pháp luật.

Các DN, nhất là DN FDI thường chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật, ví dụ quy định mức chênh lệch giữa các bậc lương là bao nhiêu thì họ sẽ làm đúng như vậy. Trong khi đó, như chúng ta đã biết, tiền lương, thu nhập của NLĐ hiện còn rất thấp, đa số phải tằn tiện, làm thêm giờ mới đủ trang trải cuộc sống. Vì vậy, nếu thực hiện theo phương án sửa đổi của Bộ LĐTBXH đưa ra thì chắc chắn DN sẽ ép NLĐ và tiếp tục làm cho tiền lương, thu nhập của NLĐ bị ảnh hưởng, từ đó NLĐ sẽ phản ứng, biểu hiện rõ nhất là các vụ ngừng việc tập thể, đình công tự phát sẽ diễn ra, gây bất ổn cho QHLĐ.

Hai cuộc ngừng việc tập thể gần đây liên quan đến tiền lương của hàng nghìn công nhân (CN) Công ty TNHH Pouchen Vina (Đồng Nai) và CN Công ty TNHH điện tử Fu Hong Việt Nam (Thái Bình) là minh chứng cụ thể.

 Thu nhập của người lao động sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng - Ảnh 2.

Hơn 90% các cuộc đình công tự phát gần đây có liên quan đến vấn đề tiền lương, thu nhập của người lao động

Tiền lương luôn là vấn đề nhạy cảm nhất trong QHLĐ. Hơn 90% các cuộc đình công tự phát gần đây có liên quan đến vấn đề tiền lương, thu nhập của NLĐ. Một chính sách đang ổn định, đang phát huy tác dụng, chưa có những bất cập bức thiết mà giờ lại sửa; mà dự báo nếu sửa lại tác động xấu đến QHLĐ thì phải cẩn trọng, cân nhắc xem xét lại.

Thưa ông, quan điểm phủ nhận yếu tố thâm niên trong việc xây dựng thang, bảng lương và chi trả tiền lương cho NLĐ có thực sự xác đáng?

Có một số DN do thực hiện chính sách nâng bậc lương theo thâm niên hằng năm nên có sự khó khăn nhất định. Nhưng đây là do việc áp dụng chế độ nâng bậc lương (theo Điều 102 Bộ Luật Lao động) của DN, còn các nguyên tắc xây dựng thang bảng lương là sàn thấp nhất để bảo vệ NLĐ. Đối với bất kỳ NSDLĐ nào khi tính toán về tiền lương bao giờ cũng phải xem yếu tố thâm niên.

Nếu phủ nhận yếu tố thâm niên trong xây dựng thang bảng lương, chi trả cho NLĐ là chưa thỏa đáng. Cách xây dựng thang bảng lương có tính đến thâm niên là thể hiện sự ghi nhận với NLĐ gắn bó lâu năm với DN. Vì vậy rất nhiều DN có chính sách ưu tiên những NLĐ gắn bó lâu dài DN. Trong thực tế, DN nào có NLĐ gắn kết lâu dài thì đấy mới là DN có điều kiện để phát triển; nếu DN biến động lao động nhiều nghĩa là NLĐ không coi DN là nơi gắn bó lâu dài, thì DN sẽ gặp khó khăn.

Vậy thưa ông, việc xem xét sửa đổi NĐ49 nên tiến hành vào thời điểm nào là thích hợp?

- Được biết dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang được gấp rút triển khai thực hiện, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5.2019 và thông qua vào kỳ họp tháng 10.2019. Trong các chính sách được xem xét sửa đổi bổ sung của dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì nhóm chính sách về tiền lương được đặc biệt quan tâm.

Vì vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của các chính sách nói chung, của nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương với các quy định khác của chính sách tiền lương nói riêng thì việc sửa đổi, bổ sung NĐ49 nên được tiến hành và thể hiện trong dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi).


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo