xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI: Nắm chắc luật để bảo vệ người lao động

Phan Thị Lan - nguyên Chủ tịch LĐLĐ quận 6, TP HCM

Tôi từng có thời gian dài là Chủ tịch LĐLĐ quận 6, TP HCM rồi làm chuyên viên Trung tâm Tư vấn pháp luật LĐLĐ TP HCM.

Suốt quá trình gắn bó với người lao động (NLĐ), điều tôi luôn trăn trở là đến nay vẫn có rất nhiều NLĐ khi xin việc làm chỉ quan tâm đến khoản tiền lương được nhận hằng tháng mà không xem trọng việc ký kết hợp đồng lao động hoặc có ký kết nhưng không đọc kỹ các điều khoản có trong hợp đồng cũng như các văn bản thỏa thuận của doanh nghiệp với đại diện NLĐ như thỏa ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Việc thiếu hiểu biết đó không chỉ khiến họ bị thiệt thòi quyền lợi mà còn mất đi ưu thế trong trường hợp cần khởi kiện ra tòa.

TỪ ĐẠI HỘI ĐẾN ĐẠI HỘI: Nắm chắc luật để bảo vệ người lao động - Ảnh 1.

Cán bộ Công đoàn chuyên trách tư vấn pháp luật cho công nhân tại quận 8, TP HCM. Ảnh: THANH NGA

Chính vì vậy, tôi cho rằng việc trang bị kiến thức pháp luật cho NLĐ là vô cùng cần thiết để họ có thể tự bảo vệ mình và tổ chức Công đoàn đóng vai trò quan trong việc đưa pháp luật đến với họ. Để làm được điều đó, mỗi cán bộ Công đoàn, nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở, phải là người am tường pháp luật lao động.

Khi được tín nhiệm bầu làm chủ tịch Công đoàn thì cá nhân đó cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu về hợp đồng lao động, BHYT, BHXH, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế tại đơn vị… Để trong quá trình thương lượng hay giám sát, Công đoàn có thể nhận biết khi nào doanh nghiệp làm đúng pháp luật hay đang làm sai dẫn đến vi phạm quyền lợi của NLĐ, từ đó có ý kiến yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi.

Làm Công đoàn rất khác với các đoàn thể khác, không thể hành chính hóa hay chỉ tập trung vào công tác chăm lo bởi đại diện, bảo vệ đoàn viên mới là nhiệm vụ cốt lõi của Công đoàn. Công đoàn phải thật sự là chỗ dựa cho NLĐ khi họ bị vi phạm quyền lợi nhưng yếu thế không thể tự mình đấu tranh.

Mỗi khi tập thể NLĐ có vướng mắc hay bức xúc thì Công đoàn phải là những người đầu tiên nắm bắt ngọn nguồn vấn đề, nếu NLĐ hiểu chưa đúng thông tin dẫn đến bức xúc thì Công đoàn phải tham mưu cho doanh nghiệp thông tin chính xác đến họ để hóa giải mầm mống tranh chấp. Còn nếu những bức xúc của NLĐ là đúng, doanh nghiệp đang vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ thì Công đoàn phải mạnh dạn lên tiếng, yêu cầu chủ doanh nghiệp đối thoại, thương lượng.

Với những vụ tranh chấp tập thể mà Công đoàn cơ sở không thể giải quyết, yêu cầu Công đoàn cấp trên phải nhập cuộc. Khi ấy, để không yếu thế trước giới chủ thì cán bộ Công đoàn cấp trên ngoài am hiểu luật còn phải nắm rõ các vấn đề trong quan hệ lao động. Từ thực tế ấy, tôi cho rằng kỹ năng đàm phán và hiểu biết sâu sắc pháp luật là những yếu tố quan trọng đối với việc tuyển dụng cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ Công đoàn trong thời gian tới bởi nếu không nắm luật thì sẽ rất khó bảo vệ NLĐ.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo