Đó là, vẫn giữ nguyên quy định về tuổi nghỉ hưu như hiện nay (55 với nữ, 60 với nam) và thực hiện đúng quy định tại khoản 3 điều 187 Bộ Luật Lao động hiện hành, chỉ tăng tuổi nghỉ hưu cao hơn không quá 5 năm đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác.
Một trong những lý do mà ban soạn thảo dựa vào đó để đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của NLĐ là tuổi thọ trung bình của dân số nước ta là tăng 73,4, trong đó nam 70,8 tuổi, nữ 76,1 tuổi. Không thể phủ nhận rằng kinh tế nước ta phát triển nhanh, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân, trong đó có NLĐ, được cải thiện. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì sự khác biệt về điều kiện làm việc, sức khỏe, thu nhập và mức sống... giữa NLĐ Việt Nam với các nước phát triển vẫn có sự chênh lệch khá lớn. Thực tế, đa số NLĐ trực tiếp (dệt may, giày da) của Việt Nam hiện nay là lao động chân tay. Vừa phải làm việc nặng nhọc vừa ăn uống thiếu thốn, kham khổ; điều kiện sống lại tạm bợ nên đa số NLĐ không đủ sức làm việc đến khi nghỉ hưu. Cũng chính vì lý do này mà nhiều NLĐ buộc phải chọn giải pháp nhận trợ cấp BHXH một lần. Về "hưu non" với một khoản trợ cấp ít ỏi, chắc chắn NLĐ phải đối diện với biết bao khó khăn.
Xu thế chung của thế giới là tăng lương, giảm giờ làm, vậy vì sao chúng ta lại vừa tăng giờ làm thêm vừa nâng tuổi nghỉ hưu? Nếu lực lượng lao động còn khả năng làm việc mà không khai thác cũng sẽ rất lãng phí. Tuy nhiên, không được cào bằng tuổi nghỉ hưu, bởi thực tế môi trường lao động của mỗi người khác nhau. Đặc biệt là môi trường lao động đặc thù, CN trực tiếp sản xuất thì phải tính toán để họ được nghỉ hưu sớm. Việc nâng tuổi nghỉ hưu đối với NLĐ cần có lộ trình và phân loại đối tượng áp dụng phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Bộ Luật Lao động cần thiết kế để đáp ứng được cơ bản, toàn diện quyền lợi NLĐ.
Bình luận (0)