xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vững tin

Lệ Thủy thực hiện

Phải làm sao để khi quyền lợi bị xâm phạm, người lao động tìm đến tổ chức Công đoàn trước tiên để được bảo vệ.

“Tôi về nhận công tác tại LĐLĐ TP HCM cũng vào thời điểm này cách đây vừa đúng 2 năm, thời gian ngắn ngủi nhưng để lại nhiều kỷ niệm cũng như những bài học quý cho tôi khi ở cương vị mới”. Bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐ TP HCM - đã chia sẻ như vậy trước khi chia tay Công đoàn để đảm đương trọng trách mới: Phó Chủ tịch UBND TP HCM.

Phóng viên: Đâu là kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với bà trong thời gian ấy?

- Đó là những chuyến đi liên tục, cả thứ bảy, chủ nhật, từ sáng sớm đến tối mịt. Tôi cùng anh em cán bộ Công đoàn đi thăm công nhân ở các khu nhà trọ, nhà lưu trú, đến các doanh nghiệp... Hoạt động chăm lo Tết thường diễn ra buổi sáng sớm và chiều tối, tôi chưa quen nên nhiều hôm mệt, đói, lạnh, bị bệnh nói không ra tiếng nhưng cứ nghĩ đến sự có mặt của tổ chức Công đoàn với những món quà tình nghĩa sẽ giúp những công nhân khó khăn có một cái Tết ấm áp thì lại có động lực...

Điều khiến bà trăn trở từ những chuyến đi ấy?

- Làm cán bộ Công đoàn thì phải xuống tận nơi người lao động ăn ở, sinh hoạt, làm việc thì mới có thể suy nghĩ, hành động bằng tiếng nói của người lao động. Đội ngũ công nhân đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước nhưng cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, cần được quan tâm chăm lo nhiều hơn nữa. Những bữa cơm thiếu thịt cá, những căn phòng trọ lụp xụp, điều kiện sống tối thiểu chưa được bảo đảm... Tôi hay bất cứ ai tận mắt chứng kiến cảnh ấy đều muốn làm một điều gì đó cho người lao động.

Một vấn đề khác khiến tôi trăn trở là tình hình vi phạm pháp luật lao động còn phổ biến. Năm 2015, ngừng việc có chiều hướng tăng trở lại; nhất là trong các đợt điều chỉnh chính sách như BHXH, lương tối thiểu vùng... Công nhân muốn có công ăn, việc làm ổn định nhưng nếu tiền lương quá thấp, không đủ sống thì họ phải đấu tranh. Và khi đó rất cần sự có mặt kịp thời của tổ chức Công đoàn.

 


Bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐ TP HCM - cùng các lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam tiễn công nhân về quê ăn Tết Ất Mùi 2015. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch LĐLĐ TP HCM - cùng các lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam tiễn công nhân về quê ăn Tết Ất Mùi 2015. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

Hoạt động Công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động song cũng đồng hành với doanh nghiệp. Nhưng nay tình hình đã khác, nhất là khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại tự do khác, bà có lo lắng về điều này?

- Đã là xu thế thì không thể cưỡng lại được nhưng tôi tin với bề dày kinh nghiệm; với tình thương yêu sâu sắc, sự đồng cảm dành cho người lao động, tổ chức Công đoàn nhất định sẽ là người đồng hành tin cậy của người lao động. Tuy vậy, cũng không thể chủ quan mà hoạt động Công đoàn cần tập trung thực hiện hiệu quả chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC-LĐ. Muốn vậy, phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn có kiến thức, bản lĩnh, tâm huyết và có uy tín; luôn biết xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tập trung chỉ đạo.

Nhiều người lo ngại về sự “cạnh tranh” giữa Công đoàn với những tổ chức đại diện cho người lao động khác không phải tổ chức Công đoàn Việt Nam...

- Đó là một thách thức không thể xem nhẹ song trong thách thức luôn có cơ hội. Chính vì vậy, “đổi mới, sáng tạo; vì quyền, lợi ích của đoàn viên, CNVC-LĐ; vì sự phát triển bền vững của đất nước” không chỉ là khẩu hiệu mà phải là hành động thiết thực của từng cán bộ, đoàn viên; từng cấp Công đoàn. Tình hình mới cũng đặt ra cho tổ chức Công đoàn sự thống nhất cao độ trong nhận thức và hành động. Cần ưu tiên thực hiện chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và CNVC-LĐ. Chúng ta phải luôn nhớ rằng gốc rễ sức mạnh của Công đoàn chính là niềm tin của đoàn viên và CNVC-LĐ. Gốc có vững, rễ có sâu thì cây mới tươi tốt.

Và bà vẫn luôn tin vào vai trò đầu tàu của tổ chức Công đoàn TP HCM?

- Đúng vậy. TP HCM năng động nên phong trào CNVC-LĐ và hoạt động Công đoàn cũng rất năng động, sáng tạo. Thực tiễn chứng minh Công đoàn TP HCM đã khởi xướng nhiều phong trào được Tổng LĐLĐ Việt Nam nhân rộng cả nước, như: Bán điện, nước đúng giá cho công nhân nhập cư; không tăng giá thuê nhà, giá giữ trẻ cho con công nhân trong cơn “bão” giá; “Tấm vé nghĩa tình”, “Tháng Công nhân”, Quỹ học bổng Nguyễn Đức Cảnh, “Mái ấm Công đoàn”, Quỹ Trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP)... Với truyền thống ấy, chắc chắn Công đoàn TP sẽ tiếp tục có những cách nghĩ, cách làm hay hơn, hiệu quả hơn để vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động; đồng thời góp phần ổn định, phát triển sản xuất - kinh doanh.

Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung thành lập Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp đủ điều kiện, LĐLĐ TP đặc biệt coi trọng việc chuẩn hóa đội ngũ, đặc biệt là cán bộ Công đoàn ở cơ sở - những người trực tiếp đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Cùng với việc chuẩn hóa các chức danh, LĐLĐ TP đã và sẽ tập trung đào tạo, nâng cao kỹ năng cho cán bộ Công đoàn cơ sở, giúp đội ngũ cán bộ tự tin hơn khi thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, LĐLĐ TP đã thành lập Tổ Tư vấn về thỏa ước tập thể, quy tụ đội ngũ cán bộ giỏi, có trình độ, bản lĩnh, kinh nghiệm trong thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động. Đây là bước đột phá của Công đoàn TP trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Công đoàn.

Khi bài báo này ra mắt bạn đọc, bà đã ở cương vị mới là phó chủ tịch UBND TP HCM. Điều bà muốn nhắn nhủ lại những người làm Công đoàn là gì?

- Hội nhập sâu sắc, phức tạp, đòi hỏi cao hơn về trình độ, trí tuệ, năng lực, bản lĩnh của cán bộ Công đoàn. Thực tế ấy không cho phép chúng ta thụ động mà phải xông ra mặt trận để giành lấy vị trí tiên phong. Mọi hoạt động Công đoàn đều phải hướng đến mục tiêu vì người lao động, đi vào thực chất, lấy chăm lo làm gốc. Chăm lo ở đây bao hàm cả ý nghĩa đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phải làm sao để khi quyền lợi bị xâm phạm, người lao động tìm đến tổ chức Công đoàn trước tiên để được bảo vệ.

Đối với cán bộ Công đoàn, phải có suy nghĩ mới hơn, phải đổi mới phương thức và nội dung hoạt động, phải sâu sát người lao động, tuyệt đối tránh hành chính hóa hoạt động Công đoàn; phải xem bảo vệ quyền lợi người lao động cũng chính là bảo vệ quyền lợi của tổ chức Công đoàn. Tôi cũng mong muốn hệ thống chính trị cần thay đổi phương pháp vận động quần chúng nói chung và vận động công nhân nói riêng để đội ngũ công nhân giác ngộ sâu sắc và nhận thức rõ về vai trò, vị trí, sứ mệnh lịch sử của mình trong tình hình mới.

Cuối cùng, tôi mong tổ chức Công đoàn TP sẽ vượt qua thách thức, nắm bắt vận hội, vươn lên tầm cao mới.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo