xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề xuất quy định để tránh phóng đại công dụng một số loại sữa

N.Dung

(NLĐO) - Bộ Y tế đề xuất sửa quy định về thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng để tránh phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp...

Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

Đề xuất quy định để tránh phóng đại công dụng một số loại sữa- Ảnh 1.

Bộ Y tế đề xuất tăng cường hậu kiểm để siết chặt chất lượng thực phẩm chức năng

Nghị định số 15-2018 quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường)...

Bộ Y tế nhận định trong 6 năm thực hiện Nghị định số 15 đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm.

Tại dự thảo này, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại thông tư số 43-2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.

Theo đó, thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày.

Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩm bổ sung.

Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.

Hiện nay Nghị định số 15-2018 chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất của sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon….

Đề xuất quy định để tránh phóng đại công dụng một số loại sữa- Ảnh 2.

Cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý lô thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Ảnh: TTXVN

Dự thảo cũng bổ sung thêm trường hợp phải công bố lại nếu có sự thay đổi về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; cơ sở sản xuất, xuất xứ; tên sản phẩm; thành phần; công dụng, đối tượng; liều sử dụng; nồng độ, hàm lượng, khối lượng thành phần tạo công dụng sản phẩm, dạng bào chế; chỉ tiêu chất lượng, an toàn và phương pháp kiểm nghiệm...

Theo thống kê của Bộ Y tế từ năm 2021 đến nay, thị trường thực phẩm có khoảng hơn 84.000 thực phẩm thông thường; 54.549 sản phẩm thực phẩm chức năng (trong đó có 29.779 thực phẩm bảo vệ sức khỏe, 350 thực phẩm dinh dưỡng y học, 1287 thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; 23.133 thực phẩm bổ sung) trong đó đến 80,4% là sản phẩm sản xuất trong nước của 201 cơ sở sản xuất.

Thời gian qua, việc quản lý chất lượng thực phẩm tập trung kiểm soát chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu vi sinh và kim loại nặng) từ tiền kiểm đến hậu kiểm và ngăn ngừa mối nguy (kiểm nghiệm ngăn ngừa hành vi đưa chất cấm sử dụng trong thực phẩm) tại khâu hậu kiểm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo