xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Duy trì mức đóng kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ lương

Văn Duẩn - Minh Chiến

(NLĐO) - Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định kinh phí Công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương đóng BHXH bắt buộc

Sáng 24-10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Luật Công đoàn (sửa đổi).

Duy trì mức đóng kinh phí Công đoàn bằng 2% quỹ lương- Ảnh 1.

Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội - Ảnh: Hồ Long

Theo Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trình tại Kỳ họp thứ 8, về tài chính Công đoàn (Điều 29) quy định nguồn tài chính Công đoàn bao gồm đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Kinh phí Công đoàn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Cùng với đó là từ ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn…

Chính phủ quy định phương thức, thời hạn và nguồn đóng kinh phí Công đoàn.

Về miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn (Điều 30) quy định các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện giải thể, phá sản theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật Hợp tác xã có tài sản sau khi phân chia mà không đủ số tiền chưa đóng kinh phí Công đoàn theo quy định thì được miễn số tiền đó. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện vẫn còn khả năng đóng kinh phí Công đoàn thì thực hiện truy đóng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gặp khó khăn vì lý do kinh tế hoặc bất khả kháng thì được giảm mức đóng kinh phí Công đoàn.

Trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc không có khả năng đóng kinh phí Công đoàn thì được tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn trong thời gian không quá 12 tháng.

Hết thời hạn tạm dừng đóng, người sử dụng lao động tiếp tục đóng kinh phí Công đoàn và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

Chính phủ quy định về mức giảm kinh phí Công đoàn và trình tự, thủ tục miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí Công đoàn; quy định chi tiết các nội dung khác của Điều này.

Tài chính Công đoàn dùng để làm gì?

Quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn (Điều 31) quy định Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tài chính Công đoàn được sử dụng cho các nhiệm vụ thực hiện hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên Công đoàn và người lao động; tham gia xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định.

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc cho người lao động.

Được dùng để thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác. Phát triển đoàn viên Công đoàn, thành lập Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và xây dựng Công đoàn vững mạnh. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn...

Cùng với đó là đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên Công đoàn và người lao động thuê; công trình văn hóa, thể thao, hạ tầng kỹ thuật có liên quan phục vụ đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.

Dũng để trả lương, phụ cấp và các khoản phải nộp theo lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp hoạt động cho cán bộ Công đoàn không chuyên trách.

Hỗ trợ Công đoàn cơ sở nơi doanh nghiệp được miễn, giảm hoặc tạm dừng đóng kinh phí công đoàn theo Điều 30 để chăm lo cho đoàn viên, người lao động và các nhiệm vụ chi khác theo quy định của pháp luật.

Sau khi thống nhất với Chính phủ, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Công đoàn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo