xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Góp sức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

PHẠM KHẮC LƯỢNG (Chuẩn Đô đốc, nguyên Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân)

Cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" do Báo Người Lao Động tổ chức đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc

Cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần 4 năm 2023-2024 do Báo Người Lao Động tổ chức, khép lại bằng lễ trao giải ngày 2-7, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả và công chúng. Tôi đánh giá cao chất lượng cuộc thi, từ khâu tổ chức chuyên nghiệp đến sự tham gia nhiệt tình của đông đảo tác giả.

Khẳng định vai trò quan trọng của báo chí

Với gần 300 tác phẩm dự thi, trong đó có 31 tác phẩm tiêu biểu, được thẩm định, lựa chọn vào vòng sơ khảo, giới thiệu trên Trang Biên giới - Biển đảo của Báo Người Lao Động, phát hành vào chủ nhật hằng tuần, trở thành "món ăn tinh thần" của độc giả trong suốt một năm qua.

Báo Người Lao Động đã khéo léo xây dựng một sân chơi bổ ích và đầy ý nghĩa, nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trong cộng đồng. Cuộc thi được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, tạo điều kiện cho nhiều người, từ những nhà văn chuyên nghiệp đến các cây bút nghiệp dư, đều có cơ hội tham gia và thể hiện tài năng của mình.

Góp sức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới- Ảnh 1.

Cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần thứ 5 và cuộc thi ảnh “Thiêng liêng cờ Tổ quốc” lần thứ 4 - năm 2024-2025, được Báo Người Lao Động chính thức phát động từ ngày 2-7. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đề tài "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" đã được khai thác một cách sâu sắc và phong phú qua nhiều góc nhìn khác nhau. Các tác giả không chỉ thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước mà còn đưa ra những suy nghĩ, quan điểm sắc bén về tình hình thực tế, những thách thức đối với chủ quyền quốc gia trong bối cảnh hiện nay. Nhiều bài viết đã chạm đến trái tim người đọc nhờ vào cách viết chân thực, giàu cảm xúc và có tính thuyết phục cao.

Để cuộc thi đi vào thực chất, có chiều sâu hơn nữa trong những năm tổ chức tiếp theo, tôi đề nghị Ban Tổ chức nghiên cứu, nắm vững và có giải pháp định hướng cho các tác giả bám sát vào những vấn đề bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tôi cũng bày tỏ sự trân trọng đến Hội đồng Ban Giám khảo, đã làm việc nghiêm túc, khẩn trương, công tâm để lựa chọn ra 5 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải. Việc đánh giá các bài viết dựa trên nhiều tiêu chí rõ ràng như tính sáng tạo, tính thuyết phục, khả năng truyền tải thông điệp và sự đóng góp vào việc nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Cùng với việc trao giải cho các tác phẩm xuất sắc, cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" còn tạo ra một diễn đàn để mọi người cùng nhau trao đổi, thảo luận và học hỏi lẫn nhau. Những bài viết hay đã được đăng trên Báo Người Lao Động, giúp lan tỏa những thông điệp ý nghĩa và tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng. Nhiều người sau khi đọc các bài viết đã nhận thức và có ý thức trách nhiệm rõ ràng hơn đối với nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Tuy rằng cuộc thi vẫn còn những hạn chế, như: một số bài viết mang tính khuôn mẫu, thiếu sự sáng tạo và đột phá do các tác giả chưa thực sự dám bứt phá khỏi những lối mòn quen thuộc hoặc chưa khai thác hết tiềm năng của đề tài; một số tác giả chưa nắm vững kiến thức, thiếu căn cứ pháp lý dẫn đến việc sáng tạo tác phẩm chưa phù hợp với định hướng thông tin...; nhưng những hạn chế này không làm giảm đi giá trị to lớn mà cuộc thi mang lại.

Có thể khẳng định rằng cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" do Báo Người Lao Động tổ chức đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, khẳng định vai trò quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ cao cả

Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến phức tạp, khó đoán định như hiện nay, đặc biệt là cuộc xung đột vũ trang Nga - Ukraine đang diễn ra và chưa có dấu hiệu kết thúc, cũng như tình hình tranh chấp chủ quyền đang diễn ra phức tạp ở biển Đông…, đang đặt ra vấn đề giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đối với mỗi quốc gia trên thế giới, mà Việt Nam không phải ngoại lệ. Chúng ta cần xác định rõ tầm quan trọng của việc giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động, đồng thời tăng cường hơn nữa các biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền trong tình hình mới.

Trước hết, việc giữ vững độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Bảo vệ độc lập chủ quyền là nguyên tắc tối thượng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh: Chỉ khi độc lập, chủ quyền Tổ quốc được toàn vẹn, lợi ích quốc gia - dân tộc được bảo vệ, nền hòa bình đất nước được giữ vững, nhân dân mới được hưởng tự do, hạnh phúc, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để xây dựng, phát triển đất nước giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Thứ hai, bất luận trong hoàn cảnh nào, chúng ta cũng phải kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Nhiệm vụ này càng trở nên quan trọng khi tình hình biển Đông đang diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh vùng biển nước ta. Đó là trách nhiệm chính trị, nghĩa vụ cao cả, thiêng liêng của các thế hệ người Việt Nam cả trước đây, hiện nay và mai sau. Trải qua các kỳ đại hội, Đảng ta luôn khẳng định: Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…

Đối với tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông, chúng ta kiên trì, kiên quyết nguyên tắc giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia; tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, cam kết thực thi nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và mong muốn hướng tới xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, có tính pháp lý rõ ràng hơn.

Thứ ba, chúng ta cần tiếp tục kiên định mục tiêu, nguyên tắc chiến lược, linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo về sách lược thực hiện "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó lợi ích chiến lược, lâu dài của quốc gia, dân tộc là bất biến. Cùng với kiên trì giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình, chúng ta cũng phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; kết hợp đấu tranh pháp lý với chính trị, quốc phòng với ngoại giao, đẩy mạnh đấu tranh kinh tế, văn hóa và đấu tranh trực diện trên thực địa, bảo đảm không để nước ngoài lợi dụng, thỏa hiệp với nhau hoặc với các thế lực thù địch làm phương hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia - dân tộc.

Thứ tư, tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; ngăn chặn có hiệu quả các hành động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc; tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, chủ động phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược; kiên quyết đánh bại mọi hành động vũ trang xâm chiếm các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, lãnh thổ đất nước và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong tình hình mới, chúng ta nhất quán thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy. Công tác truyền thông báo chí, cụ thể ở đây là thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm", góp sức không nhỏ trong chiến lược này.

Với cuộc thi có sức lan tỏa mạnh mẽ này, sẽ giúp chúng ta chủ động, tích cực hơn trong công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến chiến lược bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia. 

Mời bạn đọc tham gia hai cuộc thi

Tại lễ trao giải cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần thứ 4 và cuộc thi ảnh "Thiêng liêng cờ Tổ quốc" lần thứ 3, năm 2023-2024, nhân lễ kỷ niệm 5 năm thực hiện chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc" diễn ra ngày 2-7, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết "Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm" lần thứ 5 và cuộc thi ảnh "Thiêng liêng cờ Tổ quốc" lần thứ 4, năm 2024-2025.

Báo Người Lao Động mời bạn đọc là công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam tham gia viết bài, gửi ảnh dự thi. Thời hạn phát động, nhận bài và ảnh dự thi, tính từ ngày 2-7-2024 đến ngày 31-5-2025. Bạn đọc quét mã QR hoặc truy cập https://nld.com.vn/phat-dong-cuoc-thi-viet-chu-quyen-quoc-gia-bat-kha-xam-pham-va-cuoc-thi-anh-thieng-lieng-co-to-quoc-196240701163723125.htm để xem chi tiết về điều kiện, thể lệ của hai cuộc thi.

Góp sức bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới- Ảnh 3.

THỂ LỆ CUỘC THI


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo