Trong đó, Vietnam Airlines 36.755 chuyến, VietJet Air 36.753 chuyến, Bamboo Airways 6.730 chuyến, Pacific Airlines 2.559 chuyến; VASCO 2.207 chuyến và Vietravel 2.032 chuyến.
Trong số chuyến bay các hãng hàng không Việt Nam khai thác có 20.956 chuyến bị chậm giờ, chiếm tỉ lệ 24,1%. Đây là tỉ lệ khá cao so với tỉ lệ chậm chuyến trung bình (tính cả năm 2023, tỉ lệ chuyến bay bị chậm của các hãng hàng không Việt Nam là 15,5%).
Trong đó, Vietnam Airlines có 16,4% chuyến chậm, VietJet Air có 33,1% chuyến chậm, Pacific Airlines 34,2%, VASCO 16,5%, Bamboo Airways 18,4% và Vietravel Airlines 13,8% chuyến chậm trong tổng số chuyến bay các hãng hàng không này khai thác.
Trong 4 tháng có 66.080 chuyến bay cất cánh đúng giờ, chiếm tỉ lệ 75,9%. Trong đó, Vietravel Airlines có chỉ số cất cánh đúng giờ cao nhất với 86,2%.
Khi mới gia nhập thị trường hàng không đầu năm 2021, Vietravel Airlines thường xuyên nằm trong nhóm có chỉ số cất cánh đúng giờ thấp. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, hãng đã dần cải thiện chỉ số này và tính chung 4 tháng đầu năm nay, hãng hàng không "trẻ nhất" của Việt Nam hiện nay là hãng bay đúng giờ nhất.
Tính chung toàn ngành hàng không, trong 4 tháng, tỉ lệ số chuyến bay chậm giờ tăng vọt. Đây là tháng có cao điểm Tết Nguyên đán, ngành hàng không tăng tải phục vụ nhu cầu đi lại tăng cao của hành khách, đồng thời ngành hàng không cũng đang gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đội máy bay, đứt gãy chuỗi cung ứng...
Theo Cục Hàng không Việt Nam, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chuyến bay cất cánh trễ giờ trong 4 tháng đầu năm 2024 vẫn là do máy bay về muộn (14,7%) và do các hãng hàng không (6,4%).
Các nguyên nhân còn lại được nhà chức trách hàng không chỉ ra là trang thiết bị và dịch vụ tại sân bay, thời tiết, quản lý, điều hành bay, và các lý do khác.
Cũng trong 4 tháng, có 281 chuyến bay bị hủy, chiếm tỉ lệ: 0,3%. Nguyên nhân chủ yếu buộc các hãng phải hủy các chuyến bay trong tháng 2 là lý do khai thác, thương mại. Còn lại là lý do kỹ thuật, thời tiết và lý do khác.
Bình luận (0)