xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểu để dung hòa

Bài và ảnh: Huỳnh Như

Khác với các thế hệ trước, lao động trẻ (LĐT, sinh từ năm 1997 - 2012) được cho là làn gió mới của thị trường lao động với nhiều nhân tố lạ. Song việc không biết giới hạn bản thân đang ở vị trí nào đã khiến nhiều nhà tuyển dụng "đau đầu" khi nhắc về nhóm lao động này.

Thường xuyên đến các trường cao đẳng, đại học để tuyển dụng nhân sự, anh Nguyễn Hoàng Trọng Anh, chuyên viên tuyển dụng Công ty TNHH Fashion Garment (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), cho biết dù mới ứng tuyển, thay vì đề cập đến kỹ năng, kinh nghiệm, không ít LĐT lại đặt yêu cầu ngược lại cho nhà tuyển dụng. Họ đề nghị doanh nghiệp (DN) cho về đúng giờ, không làm thêm giờ, thu nhập phải như đề xuất mới nhận việc. "Với những ứng viên đòi hỏi thái quá như vậy, tôi loại ngay từ vòng gửi xe" - anh Trọng Anh nói.

Chuyên tuyển dụng nhân sự cho ngành nhà hàng - khách sạn, bà Nguyễn Bảo Huyền, Giám đốc nhân sự khách sạn Sofitel Saigon Plaza (quận 1, TP HCM), không khỏi ngán ngẩm khi nhắc về LĐT. Họ đến xin việc với tâm lý "đi làm vì mình thích", "chứng tỏ bản thân không phải kẻ vô công rỗi nghề"… nhưng đây chỉ mới là bước khởi đầu. 

Bà Huyền kể có người chỉ mới làm việc 3 - 6 tháng, cho rằng bản thân đã thạo việc nên thẳng thừng đòi hỏi DN phải đưa ra lộ trình thăng tiến rõ ràng, có trách nhiệm với sự nghiệp của họ. Thậm chí, họ sẵn sàng nghỉ việc nếu yêu cầu không được đáp ứng.

Hiểu để dung hòa- Ảnh 1.

Lao động trẻ tìm việc tại một ngày hội việc làm diễn ra ở TP HCM

Thế hệ lao động trước, ràng buộc về lương khiến họ giằng co với ý định nghỉ hay tiếp tục, còn với thế hệ LĐT, thu nhập không còn là vấn đề quá lớn. Theo bà Huyền, nhiều LĐT đi làm lương tháng chỉ 5 triệu đồng nhưng sẵn sàng chi 100.000 - 200.000 đồng mỗi ngày chỉ để uống trà sữa. 

"Từ đó, khi phát sinh vấn đề, lực lượng lao động này sẵn sàng đặt câu hỏi gắn bó để làm gì khi sự cống hiến của bản thân không được ghi nhận? Họ chưa nhận thức được rằng những điều vừa tiếp thu chỉ dừng lại ở mức sơ đẳng" - bà Huyền nêu thực tế.

Ông Nguyễn Lê Vĩnh Lynh, Giám đốc chi nhánh Công ty CP Ngắm cảnh Việt Nam tại TP HCM, nhìn nhận LĐT là thế hệ kỹ thuật số, họ lớn lên với công nghệ và internet, các thiết bị điện tử cũng như sự bùng nổ của truyền thông xã hội. Nhiều LĐT cho rằng DN là môi trường để trải nghiệm chứ không phải là nơi để cống hiến. Khi đến xin việc, thay vì khẳng định năng lực bản thân, họ lại yêu cầu DN phải cho mình ngồi vào vị trí này, công việc kia. Ông Lynh cho rằng việc đề cao bản thân thái quá coi chừng trở thành "ảo tưởng".

Bà Thanh Nguyễn, CEO Công ty CP Anphabe, đánh giá LĐT có thể phá hủy hoặc tạo ra những bước tiến đột phá cho DN. Khảo sát cho thấy có 91% LĐT thể hiện nhu cầu "muốn tạo ra giá trị xã hội". Một trong những phương pháp phổ biến hiện được nhiều DN áp dụng nhằm rút ngắn khoảng cách đa thế hệ là "đào tạo ngược" hay "cố vấn ngược". Phương pháp này rất hữu ích trong việc giúp người cũ và người mới hòa nhập, tạo cơ hội cho các thế hệ hiểu nhau hơn, từ đó đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của tổ chức.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo