xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chất lượng nước mắm vẫn tù mù

Ngọc Dung - Nguyễn Hưởng

Những câu hỏi xung quanh việc tại sao không công bố thương hiệu, nhà sản xuất nước mắm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) chiều 17-10 đã công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu nước mắm lấy trên thị trường.

Phần lớn không đạt quy định

Ông Vương Ngọc Tuấn, Phó Tổng Thư ký VINASTAS, cho biết cuộc khảo sát thực hiện tại 19 tỉnh, thành phố với 150 mẫu nước mắm đóng chai. Kết quả, 125/150 mẫu có ít nhất 1 trong 5 chỉ tiêu không đạt. Trong đó, 51% mẫu có độ đạm thấp hơn nhãn hàng công bố; 20% mẫu không đạt chỉ tiêu nitơ axít amin.

Đáng chú ý, 67,3% nhiễm asen (thạch tín) vượt ngưỡng quy định của Bộ Y tế, tương đương 101/150 mẫu khảo sát với hàm lượng asen tổng dao động trên 1-5 mg/lít. Mẫu độ đạm càng cao, tỉ lệ nhiễm asen càng lớn. Cụ thể, 95,65% mẫu có độ đạm từ 40 trở lên đều có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định.

Tuy nhiên, khi phân tích 20 mẫu chứa asen tổng vượt ngưỡng đều không phát hiện asen vô cơ (hàm lượng asen vô cơ ở mức 0,01 mg/lít). Theo quy chuẩn (QCVN 8-2:2011/BYT), hàm lượng asen cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa là 1 mg/lít.

“Như vậy, nước mắm trên thị trường vẫn an toàn. Chỉ có điều người tiêu dùng đang phải trả tiền thật nhưng mua phải nước mắm có độ đạm ảo” - ông Tuấn nhận xét.

Ông Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch VINASTAS, cho biết cả nước có 2.800 cơ sở sản xuất nước mắm, sản xuất 200 triệu lít/năm. Cơ quan chức năng đang gặp khó trong việc quản lý nước mắm khi tiêu chuẩn mặt hàng này có từ năm 2003. “Chúng tôi đã yêu cầu nơi sản xuất ghi đúng độ đạm. Đề nghị cơ quan quản lý rà soát lại quy chuẩn 2003. Đồng thời, kiến nghị sớm có quy định cụ thể về bản chất các loại nước mắm đang sản xuất và lưu thông trên thị trường” - ông Diện nhấn mạnh.

Chưa thể phân biệt đạm cá và đạm phụ gia

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, bộ này cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang kiểm tra nước mắm trên thị trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Qua kiểm tra ban đầu, không có sản phẩm nước mắm nào là nước cộng hóa chất như thông tin trên truyền thông gần đây. Sắp tới, các đoàn sẽ mở rộng khu vực kiểm tra nước mắm.

Ông Phong cho rằng cần phân biệt phụ gia và hóa chất. Nếu sử dụng đúng hàm lượng phụ gia thì “dùng cả đời” cũng không bị ảnh hưởng. “Tiêu chuẩn VN 2003 do Bộ Khoa học - Công nghệ ban hành và thế giới cũng không quy định một sản phẩm thực phẩm nói chung, nước mắm nói riêng có tối đa bao nhiêu phụ gia thực phẩm, mà chỉ giới hạn về hàm lượng” - ông Phong nhấn mạnh.

Người tiêu dùng rất khó lựa chọn được loại nước mắm đạt tiêu chuẩn Ảnh: Tấn Thạnh
Người tiêu dùng rất khó lựa chọn được loại nước mắm đạt tiêu chuẩn Ảnh: Tấn Thạnh

Trước những lo ngại về chất lượng nước mắm công nghiệp, ông Phong cho biết sản xuất nước mắm là nghề truyền thống, còn phương pháp có thể là thủ công, có thể hiện đại. Đến nay, Việt Nam cũng như các nước chưa có quy định về nước mắm thủ công và công nghiệp. Tuy nhiên, nước mắm phải bảo đảm các yêu cầu về hàm lượng đạm, sử dụng nguồn nước an toàn, các thành phần trong sản phẩm được công bố trên nhãn và phụ gia không vượt ngưỡng cho phép.

Ông Vương Ngọc Tuấn cho biết Quy chuẩn quốc gia quy định tổng hàm lượng nitơ (độ đạm) trong nước mắm không nhỏ hơn 10 g/lít. Tuy nhiên, theo đại diện Cục An toàn thực phẩm, để biết đâu là đạm cá tự nhiên (axít amin) hay đạm phụ gia được cho vào trong quá trình lên men thì thế giới cũng chưa có cách phân biệt. Do đó, giới chuyên môn cho rằng không loại trừ hàm lượng đạm nước mắm cao là nhờ hóa chất.

Trả lời câu hỏi tại sao không công khai doanh nghiệp có mẫu nước mắm không đạt chuẩn, ông Tuấn cho biết đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng. VINASTAS là tổ chức xã hội nghề nghiệp nên chỉ có chức năng cảnh báo người tiêu dùng.

Nhiều ý kiến cho rằng việc không công bố danh tính các sản phẩm nước mắm không đạt chất lượng có thể càng khiến cho người tiêu dùng tù mù hơn trong việc lựa chọn loại gia vị không thể thiếu này.

Thạch tín hữu cơ không độc hại

Về hàm lượng thạch tín trong nước mắm, bà Trần Thị Dung, chuyên gia Viện Kinh tế - Quy hoạch thủy sản, giải thích bản chất nước mắm đã chứa hàm lượng asen hữu cơ cao do tự có trong thủy sản và hải sản. Tuy nhiên, asen hữu cơ gần như vô hại, thậm chí châu Âu còn cho phép hàm lượng này trong nước chấm lên tới 30 mg/lít. Asen vô cơ mới độc hại, sử dụng liều lượng cao có thể gây tử vong.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo