xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến làng đào "khủng" nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay

Bài và ảnh: Quỳnh Anh

(NLĐO) - Đến làng đào Đồng Dụ (An Dương, Hải Phòng), người yêu hoa không khỏi choáng ngợp trước những gốc đào rừng lâu năm, thế và tán cây tuyệt đẹp trị giá từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng, thậm chí là cả trăm triệu đồng.

Nghề trồng đào ở xã Đặng Cương đã có từ hơn 20 thập kỷ nay, nhưng việc ươm trồng đào rừng (đào đá) với đào vườn, cho ra đời những cây đào cổ thụ với gốc lớn phong rêu và tán hoa rực rỡ, được uốn tỉa cầu kỳ mới xuất hiện vài năm gần đây.

Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 1.
Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 2.
Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 3.

Vườn đào được lai ghép từ các gốc đào đá ở rừng với đào vườn Đồng Dụ cho ra những cây đào độc đáo – thân lớn rêu phong và tán hoa đẹp rực rỡ đúng vào dịp Tết Kỷ Hợi

Kỳ công tạo nên những cây đào "khủng"

Anh Nguyễn Đình Nghĩa (thôn Hòa Nhất, xã Đồng Dụ), một người có hơn 30 năm kinh nghiệm trồng, chăm sóc đào cho biết: "Đào rừng được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu chơi những gốc đào lâu năm tăng vọt nên người trồng đào cũng nhanh chóng nắm bắt để đáp ứng thị trường. Nhiều chủ vườn chịu đầu tư đã kỳ công săn tìm các gốc đào cổ thụ, đào lâu năm trên rừng mạn Lào Cai, Sơn La… để đem về Hải Phòng ghép – ươm trồng. Công sức và vốn bỏ ra nhiều hơn nhưng cũng đem lại nguồn thu cao hơn".

Trung bình, mỗi gốc đào đá được người dân mua với giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một gốc, tùy vào kích thước cây, dáng cây. Để những vườn đào thành phẩm ra hoa tuyệt đẹp vào dịp Tết, người trồng phải đổ bao mồ hôi, công sức, chưa kể nỗi nơm nớp trông đợi vào thời tiết.

Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 4.
Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 5.

Cận cảnh những gốc đào có giá trị hàng chục triệu đồng.

Vườn đào đá hơn 50 gốc của ông Hùng (thôn Hòa Nhất, xã Đặng Cương) năm nay thu được hơn 150 triệu đồng tiền lãi. Ông cho biết gốc đào giá trị nhất được ông bán đứt cho một khách mua ở khu vực miền Trung với giá 60 triệu đồng. Còn lại mức giá bán phổ biến từ 15 đến 30 triệu đồng/cây và cho thuê từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng/cây.

Một chủ vườn ở làng hoa Đồng Dụ sở hữu 3 ruộng đào hầu hết là các cây đào cổ thụ được lai ghép cũng phấn khởi cho biết ông thu về hàng trăm triệu đồng cho vụ hoa năm nay.

Ngày 25 Tết, vườn ông chỉ còn khoảng hơn chục gốc đào và đều là những cây đào đẹp trị giá từ 7 – 10 triệu đồng/ cây bán đứt và cho thuê từ 3 – 5 triệu đồng.

Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 6.
Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 7.

Tấp nập bán mua và lao động trên những ruộng đào mùa xuân

Nhọc nhằn nghề hoa

Ngay sau khi những cây đào thành phẩm có chủ và được đánh khỏi vườn, những người nông dân đã tất bật chuẩn bị cho vụ đào mới: Làm đất, đánh luống và ươm trồng những gốc đào mới. Công việc gần như không có lúc nào ngơi nghỉ.

Anh Dũng, người chuyên ghép đào cho các chủ vườn cho biết từ đầu vụ đến giờ anh đã góp công ươm ghép cho hàng trăm gốc đào. Trung bình, công ghép là 50.000 đồng/ gốc, ngày cao điểm anh có thể làm được đến 30 gốc đào, thu về 1,5 triệu đồng mỗi ngày. Gắn bó với người dân làng hoa nên anh cũng biết được không ít những tâm sự buồn vui của họ.

Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 8.
Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 9.

Những gốc đào cổ thụ được người dân làng hoa kỳ công tìm kiếm, thu mua từ các tỉnh vùng cao như Sơn La, Lào Cai…

Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 10.
Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 11.

Ghép đào vườn vào những thân đào đá cổ thụ.

"Nhờ thời tiết thuận lợi, năm nay dân trồng đào sẽ có một cái Tết ấm. Có nhà thu về tiền trăm triệu, thậm chí tiền tỉ, nhưng không phải ai cũng được như vậy. Không ít người vì trông cả vào hoa mà phải cầm cố nhà cửa, nợ nần chồng chất…" – anh Dũng chia sẻ.

Lý do, theo anh Dũng là vì trồng đào còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, may rủi. Viêc trồng đào đá, ghép với đào vườn cho lãi cao thật, nhưng tính ra rủi ro cũng cao hơn, vốn đầu tư cũng nhiều hơn. Đào rừng mua về phải được trồng trên đất ải, đất mới, trải qua quá trình tỉa rễ, ghép mắt và những công đoạn chăm sóc tỉ mỉ kéo dài gần 3 tháng mới có thể biết được cây đào có thể sinh trưởng được hay không. Và phải sau ít nhất một năm đào mới cho hoa. Song không phải cây đào rừng nào được ghép thành công cũng có thể trở thành đào thành phẩm.

"Ngoài tiền vốn mua cây đắt đỏ còn phải kể đến chi phí vận chuyển vất vả, tiền mua đất ải, phân bón, thuốc sâu và công sức đổ vào cho mỗi gốc đào suốt 12 tháng. Chỉ cần sâu bệnh, thời tiết không thuận, nắng quá khiến đào nở rộ trước Tết, hay lạnh quá khiến đào "mù" (không ra được hoa – PV) là coi như mất trắng" – anh Dũng nói thêm.

Đến làng đào khủng nghe kể chuyện người làm giàu, kẻ trắng tay - Ảnh 12.

Không phải người nông dân nào cũng bội thu nhờ đào cổ thụ. Ruộng đào của bà Xuyên – thôn Hòa Nhất – xã Đồng Dụ có 6 cây thì 4 cây chết vì sâu bệnh. Tết này, bà chỉ biết trông chờ vào vườn đào ta có vài chục gốc, ước tính nếu được giá cũng chỉ cho lãi 2 – 3 triệu đồng cả vụ.

Bà Nguyễn Thi Xuyên (thôn Hòa Nhất, An Dương) cho hay do vốn ít, gia đình bà chỉ đầu tư được một ruộng nhỏ với 6 gốc đào rừng. Tuy nhiên chỉ có 2/6 cây sống được, cho hoa. Dù bán được giá, thì trừ đi mọi chi phí, bà chỉ thu được khoản lời 1 triệu đồng cho hàng năm trời dày công chăm bón.

"Cháu họ tôi đầu tư vào 7 sào hoa, 3 năm trời nay vẫn chưa trả được hết nợ. Hai vợ chồng phải bảo nhau một người bỏ ruộng đào đi làm công nhân để có tiền chi dùng hàng ngày. Nếu chỉ trông vào cây đào, e rằng đến tiền cho con đi học cũng không có" – bà thành thực nói.

Nhưng dẫu còn lắm nỗi nhọc nhằn thì không thể phủ nhận nghề trồng hoa đào với thu nhập cao hơn trồng lúa đã giúp cuộc sống của người dân làng hoa Đồng Dụ nói riêng, người dân xã Đặng Cương thay đổi thấy rõ. Và những vườn đào cổ thụ tiếp tục là điểm nhấn tạo nên sức hút cho mảnh đất này mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Nhằm làm phong phú thêm nội dung, tạo sự tương tác cao hơn giữa báo với bạn viết, Báo Người Lao Động mời bạn đọc gần xa cùng làm báo với Báo Người Lao Động điện tử trong dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

* Phạm vi đề tài:

- Chuyện hay thuộc các lĩnh vực: văn hóa, xã hội, kinh doanh, giáo dục, y tế, thể thao, môi trường.

- Phát hiện mới về những vùng đất, phong tục tập quán và lối sống độc đáo.

- Tết quê, khoảnh khắc đẹp, đáng nhớ về sinh hoạt thường ngày, vui chơi giải trí, lễ hội… trong dịp Xuân.

- Câu chuyện cảm động, sâu sắc về nhân vật, gia đình, dòng tộc, hội nhóm… tiêu biểu, tử tế và nhân văn.

* Thể loại: Tin, bài, tin-ảnh, loạt ảnh, clip chưa đăng, phát ở bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào. Tác giả gửi tác phẩm qua địa chỉ email: xuanonline@nld.com.vn, trong đó ghi rõ họ và tên tác giả, bút danh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng.

Xem chi tiết tại đây.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo