xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiểm soát chặt doanh nghiệp “sân sau” để phòng, chống tham nhũng

Thuỳ Dương

(NLĐO) – Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là trong giao dịch sử dụng ngân sách nhà nước, là biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Sáng 25-10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi).

Liên quan đến xử lý tài sản không rõ nguồn gốc, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nêu 2 phương án.

Phương án 1, việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc sẽ do tòa án xem xét, quyết định.

Phương án 2, trường hợp kết luận tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc và cơ quan có thẩm quyền cũng không chứng minh được tài sản, thu nhập này do vi phạm pháp luật mà có thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận xác minh, sẽ chuyển vụ việc cho cơ quan quản lý thuế để thu thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Đại biểu Hoàng Văn Cường nhìn nhận: "Những người đã có đủ mưu mô để tham nhũng tiền nhà nước thì cũng thừa thủ đoạn che giấu tài sản đó. Việc xử lý tài sản là quá muộn so với việc phòng ngừa". Do đó, theo ông, quan trọng là công tác phòng, chống tham nhũng chứ không phải xử lý tài sản tham nhũng.

Ông lưu ý luật cần có quy định rõ ràng về khối doanh nghiệp tư nhân tiếp tay cho khu vực công tham nhũng, tức DN "sân sau". "Cụ thể, cần quy định đối tượng cần kiểm soát là những DN tư có quan hệ về kinh tế như cung cấp, mua bán tài sản, cung cấp dịch vụ... cho khu vực công. Theo đó, phải thực hiện kiểm toán công khai tài chính 3 năm; kiểm soát đường đi của đồng tiền từ ngân sách đến khâu cuối cùng chứ không phải chỉ kiểm soát trên hoá đơn chứng từ là đủ" – ông Cường góp ý.

Đại biểu Cường nhấn mạnh xu thế thanh toán không dùng tiền mặt bởi khi thanh toán không dùng tiền mặt sẽ gây khó khăn cho hành vi đưa hối lộ.

"Người ăn xin ở một số nước cũng không dùng tiền mặt nữa. Vì vậy, đề nghị khoản 2 điều 29 phải quy định Chính phủ có biện pháp tài chính để tất cả giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ liên quan đến sử dụng tiền vốn, tài sản của ngân sách nhà nước đều không dùng tiền mặt" - ông Cường nói.

Kiểm soát chặt doanh nghiệp “sân sau” để phòng, chống tham nhũng - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đề nghị cần có quy định pháp luật để người dân tham gia tố giác tham nhũng - Ảnh chụp màn hình

Đại biểu TP HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu ý kiến quan tâm đến việc khuyến khích người dân tham gia phát hiện, tố giác tham nhũng. Theo bà, luật quy định "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên động viên nhân dân phát hiện, phản ánh, tố cáo cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng" là chưa đầy đủ.

Bà Tâm góp ý cần bổ sung quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên bên cạnh "động viên" cần phải tổ chức cho nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng. "Mặt trận Tổ quốc là cơ quan đại diện cho nhân dân. Người dân tham gia mà không có cơ chế được quy định bằng luật pháp thì họ dù muốn tham gia, phát hiện và tố giác hành vi tham nhũng cũng rất khó khăn" – nữ đại biểu TP HCM nói.

Điểm nổi bật của dự thảo mới nhất Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) là đã chỉnh lý theo hướng từng bước mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong tình hình hiện nay.

Cụ thể, quy định người có nghĩa vụ kê khai lần đầu bao gồm cả sĩ quan công an nhân dân, quân đội nhân dân và quân nhân chuyên nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo