xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Linh hoạt ứng phó với đại dịch (*): Những hướng đi mới

Thái Phương - Ngọc Ánh - Phương Nhung

Trong mùa dịch, nhiều doanh nghiệp không ngại tiếp cận các nhóm khách hàng mới, ra mắt sản phẩm mới

Hơn 1 năm chống chọi với dịch Covid-19, những công ty cung ứng dịch vụ cho ngành hàng không như Công ty CP Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) gặp rất nhiều khó khăn, sụt giảm mạnh về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận.

Chuyển từ trên không xuống mặt đất

Ngay từ đầu năm 2021, NCS đã sớm dự đoán vẫn là một năm đầy khó khăn với ngành hàng không vì dịch Covid-19 còn phức tạp. Thị trường nội địa mới bắt đầu hồi phục, các đường bay quốc tế sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể khai thác trở lại. Thị trường thu hẹp khiến cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp suất ăn càng gay gắt…

Linh hoạt ứng phó với đại dịch (*): Những hướng đi mới - Ảnh 1.

Hệ thống bán lẻ Organica kích hoạt giao nhận hàng không tiếp xúc để giảm nguy cơ dịch bệnh .Ảnh: AN NA

Để thích ứng và trụ lại, ngoài việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với lịch bay của các hãng hàng không trong mùa dịch, NCS đã lên kế hoạch tiếp cận các nhóm khách hàng mới. Chẳng hạn, dự án cung cấp bữa ăn nhẹ đạt chuẩn suất ăn hàng không quốc tế cho học sinh của một số hệ thống trường học quốc tế ở Hà Nội và Hải Phòng. NCS tập trung nghiên cứu và phát triển thêm các dòng sản phẩm mới như trà sữa, giò xào, bánh trung thu mang thương hiệu "Lotus Sky" để phục vụ các "khách hàng mặt đất". 

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Phó Phòng Kế hoạch thị trường NCS, cho hay việc ra mắt sản phẩm mới hướng tới thị trường khác là một trong những giải pháp giúp công ty có thể duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh trong dịch Covid-19.

Ở khu vực phía Nam, Xí nghiệp Suất ăn Hàng không Tân Sơn Nhất (VACS) cũng linh hoạt chuyển sang phát triển sản phẩm mới cho thị trường trong nước, phục vụ đồ ăn trên không cho khách hàng trên mặt đất. Theo bà Phạm Nguyễn Việt Thi, Phòng Marketing VACS, xuất phát từ nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe của đối tác là các trường học, bệnh viện, khách sạn… được sử dụng làm cơ sở cách ly, nhà máy, khách hàng nhân viên văn phòng, ý tưởng về những sản phẩm mới đã ra đời, đều là những sản phẩm thế mạnh của VACS như bánh ngọt, đồ ăn trên không, đồ ăn sơ chế cho người bận rộn… Những suất ăn này đáp ứng tiêu chuẩn thế giới với mức giá Việt.

Hướng đi mới đã giúp các công ty cung ứng suất ăn trên không tồn tại được trong giai đoạn dịch Covid-19. Doanh thu từ thị trường mặt đất đang dần tăng tỉ trọng trong tổng doanh thu của NCS. Thậm chí, các doanh nghiệp (DN) này còn định hướng lâu dài sẽ tiếp tục đầu tư, tập trung cho phân khúc thị trường mặt đất cả sau khi ngành hàng không hồi phục hậu Covid-19, cùng với mảng chính là cung cấp suất ăn cho các hãng hàng không trong và ngoài nước.

Về phía các hãng hàng không, khi hành khách sụt giảm mạnh do ảnh hưởng từ các đợt dịch, một số hãng đã chuyển sang đẩy mạnh vận chuyển hàng hóa để có thêm doanh thu. Thực tế, việc đứt gãy các chuỗi cung ứng nguyên vật liệu khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng vọt. Như tại Vietnam Airlines, trong giai đoạn cuối tháng 6-2021, hãng đã đàm phán với Samsung khai thác 6 chuyến bay chở hàng sang châu Âu và Hàn Quốc để gia tăng dòng tiền cho hoạt động kinh doanh. Sáu chuyến bay thuê bao đàm phán với Samsung mang lại cho Vietnam Airlines doanh thu 1,2 triệu USD.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2021 vừa diễn ra cuối tháng 6-2021, lãnh đạo Vietjet cũng cho biết với diễn biến của dịch Covid-19, hãng đặt kế hoạch năm 2021 với doanh thu vận tải hàng không đạt 15.500 tỉ đồng, doanh thu hợp nhất đạt 21.900 tỉ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước, nhờ vào việc thúc đẩy mạnh mẽ doanh thu vận tải hàng hóa, mở rộng kinh doanh dịch vụ hàng không mới, bên cạnh vận tải hàng không, chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn phục hồi.

Năm 2020, Vietjet là hãng hàng không đầu tiên ở Việt Nam được phê chuẩn vận chuyển hàng hóa trong khoang hành khách. Thông qua các thỏa thuận liên danh, hãng đã vận chuyển hàng hóa tới châu Mỹ, châu Âu, gia tăng nguồn thu cho công ty mẹ. Lãnh đạo Vietjet cho biết trong năm 2021, hãng sẽ đẩy mạnh vận tải hàng hóa với những sản phẩm, dịch vụ mới như vận chuyển hàng hóa giá trị cao, phát triển vận tải logistics.

Chuyển đổi số để tồn tại

Với nhóm DN nhỏ, tận dụng sức mạnh từ số hóa cùng với bảo đảm phòng dịch nghiêm ngặt là cách để vượt "bão" Covid-19. Bà Lâm Thị Kiều Oanh, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Twitter Beans Coffee, cho biết công ty đã chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi số từ trước khi dịch Covid-19 xảy ra nên không bị động. 

"Chúng tôi sớm đặt ra 3 bài toán, cũng là 3 mục tiêu cần thực hiện trong các đợt dịch, đó là: thúc đẩy tinh thần nhân viên, gắn kết trong giai đoạn giãn cách; triển khai công việc hiệu quả trong thời gian làm tại nhà và ra mắt các sản phẩm mới trong giai đoạn không giãn cách" - bà Oanh cho hay.

Bà Lâm Thị Kiều Oanh khẳng định sứ mệnh của một DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ là mang niềm vui đến khách hàng và giữ chân họ nên bản thân nhân viên và ban lãnh đạo không duy trì được tinh thần tích cực thì không lan tỏa được đến khách hàng. Do vậy, công ty đã triển khai các dự án cộng đồng tích cực nhằm xây dựng hình ảnh đẹp của DN trong mắt khách hàng như: viết lời chúc gửi đến khách hàng, gửi tặng cà phê đến các y - bác sĩ tuyến đầu chống dịch, tặng đồ uống cho shipper (người giao hàng). Twitter Beans Coffee truyền thông các hoạt động này trên mạng xã hội, qua Base Inside (ứng dụng mạng truyền thông nội bộ) và Base Office (ứng dụng quản lý thông báo và công văn).

Bên cạnh đó, với việc quản trị nội bộ, Twitter Beans Coffee cũng sử dụng các nền tảng phù hợp để số hóa những dữ liệu kinh doanh cũng như các lệnh vận hành DN. Nhờ vậy, có thể đưa ra quyết định nhanh chóng dù bị giới hạn bởi khoảng cách khi làm việc trong mùa dịch.

Ngoài ra, Twitter Beans Coffee cũng nhận thức rõ hành vi mua sắm của khách hàng sẽ thay đổi dù cho có xảy ra đại dịch hay không. Do đó, công ty đẩy mạnh ra mắt sản phẩm mới giữa các đợt giãn cách nhằm đem đến sự thay đổi, giảm bớt nhàm chán cho khách hàng. 

"Chúng tôi ra mắt sản phẩm cà phê đóng chai với 3 loại: "cà trắng" là sự kết hợp giữa cà phê, sữa tươi, kem sữa; "cà muối" là cà phê ủ lạnh cùng xí muội và quất tươi; "cà nâu" là cà phê và sữa đặc. Chỉ mất 7 ngày để ra mắt sản phẩm này trong cuối tháng 5 nhưng đã nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng, trong khi trước đây, chiến dịch ra mắt sản phẩm có thể mất cả tháng. Làm được điều này là nhờ tận dụng hiệu quả triệt để công nghệ và marketing trên các nền tảng" - bà Oanh tự tin.

Theo bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc điều hành Công ty CP Đầu tư Organica (sở hữu hệ thống bán lẻ Organica chuyên về thực phẩm hữu cơ), nhìn nhận đặc thù ngành bán lẻ thực phẩm hữu cơ là phải đào tạo nhân sự kỹ càng, nếu có cửa hàng gặp sự cố bởi dịch bệnh sẽ thiếu người choàng gánh. Do đó, ngày từ đầu tháng 6, Organica đã họp bàn kế hoạch chuẩn bị và quyết định giải tán văn phòng, chuyển một số nhân sự sang làm việc tại nhà, còn các lãnh đạo về từng cửa hàng để hỗ trợ.

Với 1 kho và 4 cửa hàng, Organica bố trí 1 bàn tiếp nhận hàng hóa bên ngoài, có nước rửa tay đầy đủ để nhân viên giao hàng không vào khu vực bên trong. Các cửa hàng và kho cũng chuyển sang hoạt động độc lập, không tiếp xúc trực tiếp với nhau. "Thậm chí, có trường hợp 2 vợ chồng làm ở kho và cửa hàng đã tự nguyện tách riêng vợ ở một nơi, chồng ở một nơi để bảo đảm hệ thống vận hành trơn tru. Lúc đầu, công ty cũng tính chuyện chuyển họ về cùng một nơi nhưng họ nói "không cần vì lúc này còn có việc làm là mừng lắm rồi" để động viên nhau vượt qua đợt dịch" - bà Thảo kể. 

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 6-7

Theo ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm G.C (GC Food), mảng xuất khẩu của công ty vẫn rất tích cực khi tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt tới 30% so với cùng kỳ năm 2020, thu về hơn 100 tỉ đồng. Mảng này đang bù cho doanh số hụt ở thị trường nội địa nhờ khách hàng tại Nhật Bản, Hàn Quốc có đầu ra ổn định và tăng lượng mua.

Tuy vậy, ông chủ GC Food cũng nhấn mạnh dịch Covid-19 gây khó khăn chung cho các DN, do đó, năm 2021, nhà nước cần tiếp tục chính sách giảm thuế, giãn thời gian đóng thuế, trong đó có cả thuế GTGT như năm 2020. Đồng thời, cần có giải pháp nhằm giảm chi phí logistics để DN Việt tăng năng lực cạnh tranh. Với các DN phải ngưng hoạt động trong thời gian thực hiện giãn cách, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ lương cho người lao động cùng với DN để giữ nguồn lực lao động, cũng nhằm bảo đảm an sinh xã hội.

Ông Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Dịch vụ Lê Gia, cho hay mong muốn lớn nhất của DN là được tiếp cận vắc-xin sớm để duy trì hoạt động của ngành hàng kinh doanh thiết yếu cũng như vắc-xin toàn dân để sớm ổn định cuộc sống.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo