xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sắp bán vốn nhiều thương hiệu hấp dẫn

Phương Nhung

Mười doanh nghiệp lớn của nhà nước như Vinamilk, FPT, Bảo Minh… sẽ được cổ phần hóa từ nay đến đầu năm sau

Cuối ngày 14-9, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (DN) - Bộ Tài chính Đặng Quyết Tiến đã có cuộc trao đổi với báo chí về cổ phần hóa (CPH) DN nhà nước.

Trả lời câu hỏi về việc triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ bán vốn của một số DN, ông Đặng Quyết Tiến cho biết có 10 DN của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) như Vinamilk, FPT, Bảo Minh... hiện nằm trong tiến trình thoái vốn và SCIC đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện. SCIC đã lên kế hoạch và sẽ bắt đầu bán vốn của Vinamilk trong năm 2016. Chín DN còn lại cũng thực hiện trong năm nay và đầu năm sau.


Thương hiệu Vinamilk đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài Ảnh: Tấn Thạnh

Thương hiệu Vinamilk đang hấp dẫn nhiều nhà đầu tư nước ngoài Ảnh: Tấn Thạnh

Về việc bán một phần hay bán hết cổ phần tại Vinamilk, ông Tiến cho rằng việc này còn tùy thuộc vào tình hình và cần lựa chọn lộ trình thoái vốn để lợi ích nhà nước đạt cao nhất. Mặt khác, Vinamilk là DN có quy mô vốn lớn và có thể tác động mạnh tới thị trường nên khi tiến hành bán vốn phải tránh gây bất ổn thị trường. “Việc thoái toàn bộ vốn Vinamilk sẽ ảnh hưởng đến các DN khác nên phải cẩn trọng. SCIC sẽ giám sát để tránh gây biến động, bảo đảm quyền lợi của nhà nước và cổ đông. Lần đầu tiên bán hàng phải thăm dò, món hàng tốt không nên bán hết” - ông Tiến nói.

Ông Tiến cho biết thêm với khối lượng vốn lớn đến 100.000 tỉ đồng như Vinamilk, cần thiết phải kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài Vinamilk, với Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO), đại diện Bộ Tài chính cho biết 2 DN này vẫn đang thuộc quản lý của Bộ Công Thương, chưa bàn giao về SCIC. Vì vậy, vai trò của Bộ Tài chính trong tiến trình CPH của 2 công ty này chủ yếu là giám sát và đưa ra ý kiến nếu Bộ Công Thương cần.

Đối với lo ngại có thể dẫn đến mất thương hiệu quốc gia khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua cổ phần số lượng lớn, theo ông Đỗ Quyết Tiến, vẫn có cách thức để nhà nước có quyền phủ quyết việc thay đổi thương hiệu dù không nắm lượng lớn cổ phần thông qua những rào cản kỹ thuật. “Khi đấu giá công khai thì không thể có sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kinh nghiệm tại một số DN trên thế giới cho thấy họ sử dụng hình thức “cổ phần vàng”, đây là những cổ phần có quyền biểu quyết một số vấn đề như về thương hiệu. Chúng ta xây dựng điều lệ DN theo hướng khi thay đổi thương hiệu phải được chấp thuận bởi “cổ phần vàng”, đây là đặc quyền của mỗi DN. Điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế” - ông Tiến cho biết.

Các hãng bia Việt đang nằm trong tầm ngắm của Thai Beverage và Singha Group (Thái Lan), Kirin Holdings và Asahi Group Holdings (Nhật Bản), Heineken (Hà Lan) và Anheuser-Busch InBev (Bỉ).

Chậm cổ phần hóa có phần vì con người

Trước ý kiến cho rằng việc CPH vẫn chậm, ông Đỗ Quyết Tiến nêu nguyên nhân khách quan là do nhu cầu và dòng vốn hạn chế, không bán được như mong muốn. “Ngoài khách quan, nguyên nhân chủ quan là có bộ, ngành, DN chưa quyết liệt. Họ cũng tâm tư vì bán hết vốn thì mình ở đâu?” - ông Tiến nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo