xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sinh kế mới khi lũ không về

NGHIÊM TÚC - QUANG TRƯỜNG - TÂM MINH - THỐT NỐT

Lũ ở ĐBSCL lại không về khiến cư dân mưu sinh nhờ vào con nước gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không ít người vẫn sống khỏe do chủ động chuyển nghề, tìm mô hình làm ăn mới để phát triển kinh tế gia đình chứ không trông chờ vào lũ

Những ngày này, chạy dọc theo các cánh đồng thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, nhiều người bất ngờ khi nhận thấy có rất nhiều hộ dân cắm bảng báo phần diện tích lúa chét (tái sinh, mọc lại) do mình chăm sóc.

"Làm chơi, ăn thiệt"

Đang cặm cụi cất chòi canh giữ lúa chét, ông Lê Văn Khiêm nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm 50 công ruộng ven kênh Ranh, huyện Châu Phú. Ông cho biết thời điểm này, mọi năm nước đã mấp mé chân ruộng, nông dân cho máy cày vào xới đất. Năm nay, nước chậm vô đồng nên ông để lúa mọc lại rồi bón thêm phân, thu hoạch khoảng 10 giạ/công.

Sinh kế mới khi lũ không về - Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi lươn của ông Huỳnh Văn Tùng và mô hình nuôi dê của ông Trần Vũ Phong (ảnh phải).Ảnh: NGHIÊM TÚC

Nhìn ruộng lúa đang trổ đều, ông Khiêm phấn khởi: "Thấy hàng xóm chăm sóc lúa chét theo kiểu "làm chơi mà ăn thiệt", tôi cũng bắt chước, kết quả là mình cũng "ăn thiệt" như người ta".

Vừa thu hoạch xong 20 công lúa chét, lão nông Lê Văn Ẩn (ngụ huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) cho biết: "Vụ hè thu, tôi cấy theo hàng đều, bụi tốt nên lúa chét phát triển nhanh. Tôi chỉ bón thêm ít phân thì thu hoạch được 80 giạ/ha, kiếm thêm khoản thu nhập kha khá".

Tại tỉnh An Giang, ông Huỳnh Văn Tùng (ngụ xã Phú Lộc, thị xã Tân Châu) là một trong những ngư dân chuyên đánh bắt thủy sản mùa . Mấy năm nay, không về, những tay lưới được ông xem như kỷ vật của vài mươi năm theo nghề khai thác cá mùa nước nổi.

Mới đây, ông Tùng được chính quyền địa phương hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình nuôi lươn trong bồn, vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả khá cao. Với 4 bồn nuôi khoảng 2.000 con lươn, sau gần 7 tháng, ông thu lợi nhuận hơn 35 triệu đồng.

Không trông chờ nước lũ, ông Trần Vũ Phong, ngụ xã Phú Lộc, chọn cho mình mô hình nuôi dê. Ông tận dụng cỏ trên những cánh đồng lũ không về để làm nguồn thức ăn cho 70 con dê của gia đình. Mỗi năm, ông thu được gần 100 triệu đồng.

Hai năm nay, lũ không về, một số ngư dân đánh bắt thủy sản không còn mặn mà với việc mưu sinh theo con nước. Biết được tâm tư, nguyện vọng của người dân, chính quyền địa phương đã hỗ trợ vốn, vận động họ mạnh dạn chuyển đổi mô hình làm ăn trong mùa lũ hay học nghề. Nhiều gia đình đã tận dụng nguồn thức ăn từ thiên nhiên để nuôi lươn và dê nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Phạm Văn Hải, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Tân Châu, cho biết: "Địa phương đã hỗ trợ nhiều hộ nghèo và hộ chuyên sống trong mùa nước nổi chuyển đổi sang mô hình nuôi dê, lươn, cá lóc… để bà con có công ăn việc làm, thu nhập bền vững hơn".

Một tháng nuôi cá bằng làm 3 vụ lúa

Sáng sớm, ông Bùi Trí Nhân (ngụ TP Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) bơi xuồng đi thăm ruộng lúa. Mực nước khoảng 70 cm, cứ nước lên đến đâu thì lúa của ông vượt đến đó mà thân và lá vẫn cứng cáp.

Theo ông Nhân, đây là giống lúa mọc hoang, chống chọi lại sâu bệnh rất tốt. Lúc làm đất, chuẩn bị xuống giống, ông chỉ bón 6 tấn phân hữu cơ và để lúa phát triển tự nhiên. Cùng với xuống giống lúa, ông thả thêm 300.000 con tôm càng xanh. Nhờ không phun thuốc trừ sâu cho lúa hoang nên tôm phát triển rất mạnh.

Ông Nguyễn Văn Tuấn, ngụ TP Hồng Ngự, cho biết vào mùa nước lũ trước đây, gia đình sống nhờ việc giăng lưới bắt cá đồng. Mấy năm nay, nước về ít, tôm cá khan hiếm, việc đánh bắt chỉ đủ ăn. Khi được gợi ý thực hiện mô hình nuôi cá tôm kết hợp với lúa, ông đồng ý ngay.

Để chủ động trữ nước, lúc nuôi cá linh, ông lên đê bao cao khoảng 1,5 m xung quanh thửa ruộng. Sau đó, ông tận dụng nước thải từ các ao cá tra xung quanh đưa vào ruộng nuôi cá linh, tạo nguồn trứng nước để làm thức ăn cho chúng.

"Khoảng 5 triệu con cá linh giống thả xuống lớn rất nhanh mà không tốn chi phí thức ăn. Một tháng sau, tôi thu hoạch khoảng 1,5 tấn cá, giá bán 130.000 đồng/kg. Ngoài ra, sau khi thu hoạch xong cá linh, tôi xuống giống lúa để chuẩn bị thả tôm. Trừ chi phí mua con giống, tôi thu về hơn 150 triệu đồng/vụ" - ông Tuấn hồ hởi.

Theo ông Dương Phú Xuân, Trưởng Phòng Kinh tế TP Hồng Ngự, dự án sinh kế mùa lũ nêu trên do phòng triển khai từ tháng 6-2021 trên diện tích 11 ha. Trong đó, 1 ha dùng để nuôi tôm giống, 10 ha trồng lúa. Dự án đã chủ động chọn thời điểm lúa mùa trổ bông trùng với các ruộng trong khu vực để giảm bớt thiệt hại do chim, chuột tấn công. Người dân tham gia sẽ được hỗ trợ con giống, kỹ thuật và một số chi phí đầu tư.

Ông Xuân khẳng định thay vì làm lúa vụ 3, việc nuôi cá linh trong vòng 1 tháng đã giúp nông dân thu lợi nhuận bằng 3 vụ lúa. Các nguồn thu khác như lúa, tôm sẽ giúp thu nhập của người dân tăng gấp 2-3 lần. Việc tận dụng các phụ phẩm như nước thải ao nuôi cá tra để tạo thức ăn cho tôm và cá linh cũng giúp giảm chi phí đầu tư và thuần tự nhiên.

Trước hết phải thay đổi tư duy

Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, đã đến lúc các địa phương ở ĐBSCL nên trước hết cần thay đổi tư duy từ "sống chung với lũ" sang "thích ứng với lũ kém" để có những mô hình giúp dân giải quyết bài toán sinh kế.

Những vùng hạ nguồn thuộc kênh xáng Xà No đi qua TP Cần Thơ về tỉnh Hậu Giang rất thích hợp để người dân phát triển mô hình nuôi tôm càng xanh trong lưới dưới ruộng lúa khi lũ không về. Với mô hình này, người dân không lo về tôm giống vì có một doanh nghiệp nước ngoài đã sản xuất được tại An Giang.

ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH

Sinh kế mới khi lũ không về - Ảnh 3.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo