xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xây dựng hình ảnh con người An Giang phục vụ du lịch

Thanh Vân

(NLĐO) - Đảng bộ và chính quyền tỉnh An Giang nhận thấy cần phát huy nền văn hóa và hình ảnh con người An Giang để thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch trong và ngoài nước trong thời gian tới.

Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa X trình Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, lĩnh vực nông nghiệp và du lịch An Giang được xác định đã phát triển đúng hướng. Các chủ trương thúc đẩy phát triển các lĩnh vực này ngày càng phát huy hiệu quả và đi vào chiều sâu nên thu hút thêm nhiều nhà đầu tư với 22 dự án, vốn đăng ký lên đến 6.416 tỉ đồng. 

Mỗi địa phương là một điểm đến

Nếu như năm 2015, An Giang chỉ thu hút 6,25 triệu lượt khách với doanh thu 1.520 tỉ đồng thì đến cuối năm 2019 vừa qua đã đạt 9,2 triệu lượt khách, doanh thu 5.500 tỉ đồng.

Xây dựng hình ảnh con người An Giang phục vụ du lịch - Ảnh 1.

Năm 2018 được xem là năm thành công rực rỡ của An Giang vì có nhiều doanh nghiệp lớn đến ký kết đầu tư dự án với tỉnh này, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Để phát huy hơn nữa thế mạnh về du lịch, An Giang đã và đang tập trung triển khai chương trình phát triển hạ tầng du lịch, ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch. Từ đó, mời gọi nhiều nhà đầu tư vào các khu du lịch nổi tiếng ở núi Cấm, núi Sam hay rừng tràm Trà Sư... góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng số lượng du khách và doanh thu dịch vụ. An Giang cũng xác định du lịch là 1 trong 4 loại hình dịch vụ theo hướng chất lượng, hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng phục vụ phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Phát huy thế mạnh đặc thù du lịch An Giang, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng. Rà soát, lập quy hoạch để kêu gọi đầu tư phát triển các khu, điểm có khả năng phát triển du lịch; khai thác đặc trưng riêng từng địa phương để phát triển du lịch, hình thành "Mỗi địa phương là một điểm đến". Làm tốt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển hạ tầng du dịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, những hoạt động văn hóa, giải trí về đêm… nhằm phục vụ và giữ chân du khách.

Xây dựng hình ảnh con người An Giang

Ông Lê Khánh Hiệp - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang - cho rằng là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có đường biên giới dài gần 100km tiếp giáp với 2 tỉnh Tào Keo và Kandal (Vương quốc Campuchia) và được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ nhất khu vực ĐBSCL. Bên cạnh đó, An Giang còn là tỉnh có đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm và Khmer cùng sống chung lâu đời, cùng tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng với nhiều lễ hội văn hóa dân tộc, các làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo. 

Ngoài ra, An Giang có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng, có tín ngưỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nước nên hằng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến chiêm bái, tạ lễ. An Giang còn có vùng Thất Sơn hùng vĩ, huyền bí và có cả di chỉ nền văn hóa Óc Eo-Ba Thê. Đặc biệt, An Giang là quê hương của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng với khu lưu niệm của Bác tọa lạc trên vùng đất cù lao Ông Hổ xanh ngát giữa dòng sông Hậu.

Xây dựng hình ảnh con người An Giang phục vụ du lịch - Ảnh 2.

Du lịch tâm linh là thế mạnh của An Giang bên cạnh các loại hình du lịch khác. Trong ảnh: Người dân khắp nơi tấp nập về dự lễ vía Bà chúa Xứ Núi Sam.

Trong giai đoạn từ năm 2015-2020, UBND tỉnh An Giang đã ban hành kế hoạch hành động một cách cụ thể và chỉ đạo cho các ngành chức năng cùng các địa phương thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Qua đó, nhiều công trình trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và xây dựng thiết chế văn hóa nhằm tạo điểm nhấn để tỉnh tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá hình ảnh du lịch và con người An Giang để phục vụ du lịch. 

Một số làng nghề truyền thống cũng được khôi phục và phát triển. Hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài địa phương đã triển khai các tour, tuyến du lịch đến An Giang thông qua các loại hình như du lịch tâm linh, sinh thái, vùng sông nước hoặc kết hợp về nguồn và thăm quan các khu di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng. Các hoạt động xúc tiến đầu tư đã thu hút được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động.

Xây dựng hình ảnh con người An Giang phục vụ du lịch - Ảnh 3.

Khách nước ngoài rất thích thú mỗi khi đến với khu du lịch rừng tràm Trà Sư, nhất là vào mùa nước nổi

"Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch và con người An Giang, các ngành chức năng cũng đã tăng cường liên kết vùng, trong và ngoài nước nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh. An Giang cũng đang xây dựng các chính sách đòn bẩy để thu hút đầu tư những công trình giao thông trọng điểm từ đường bộ lẫn đường thủy kết nối các điểm dân cư tập trung, các vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, các khu công nghiệp và các khu du lịch", ông Hiệp nói.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo