xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để TP HCM phát triển bền vững

Huỳnh Như

(NLĐO) - Phát triển và sử dụng hiệu quả nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để TP HCM tăng trưởng bền vững trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu

Chiều 28-3, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội, làm trưởng đoàn đã đã làm việc với UBND TP HCM về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tại buổi làm việc, các đại biểu tập trung thảo luận về việc ban hành các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND, HĐND TP HCM liên quan đến phát triển nhân lực; thực trạng sử dụng nhân lực chất lượng cao trong khu vực nhà nước và tư nhân; cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài; công tác đào tạo, bồi dưỡng và tình trạng dịch chuyển lao động.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để TP HCM phát triển bền vững- Ảnh 1.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại buổi làm việc

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao những thành tựu mà TP HCM đạt được; nhấn mạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong việc nâng cao chất lượng nhân lực, đặc biệt sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. 

Tuy nhiên, với vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ, TP HCM vẫn đối mặt nhiều thách thức trong phát triển nhân lực. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị thành phố tiếp tục hoàn thiện chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, giữ chân nhân tài; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực; tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và cơ sở giáo dục để tạo hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững. 

Đồng thời, thành phố cần tận dụng thế mạnh khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để thu hút nhân tài trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để TP HCM phát triển bền vững- Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội, phát biểu tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, UBND TP HCM đã nêu ra nhiều kiến nghị nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quản lý và phát triển nhân lực. Hiện nay, việc quản lý các cơ sở giáo dục còn phân tán khi Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý các trường đại học, trong khi 18 cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc quyền quản lý của các bộ, ngành khác. 

Điều này gây chồng chéo trong cơ chế điều hành, ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực. UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ xem xét chuyển chức năng quản lý các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp về địa phương để chủ động quy hoạch đào tạo nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để TP HCM phát triển bền vững- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, báo cáo tại buổi giám sát

TP HCM đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành liên quan ban hành hướng dẫn cụ thể về cơ chế đặt hàng đào tạo giữa địa phương và các trường đại học để đảm bảo hiệu quả hợp tác. Ngoài ra, TP HCM kiến nghị Quốc hội điều chỉnh, bổ sung quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động. 

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ cũng đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trước tiên, TP HCM kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, sửa đổi hệ thống pháp luật liên quan đến tiền lương, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc trong khu vực công để tạo động lực thu hút nhân tài. Hiện nay, sự chênh lệch giữa khu vực công và tư về thu nhập và cơ hội phát triển khiến nhiều nhân sự giỏi rời bỏ khu vực nhà nước. Vì vậy, cần có chính sách điều chỉnh phù hợp để khu vực công có thể giữ chân được những nhân sự quan trọng.

Bên cạnh đó, thành phố cũng đề xuất được áp dụng cơ chế linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng và đãi ngộ chuyên gia, nhà khoa học, lao động trình độ cao, giúp họ an tâm cống hiến lâu dài. Đặc biệt, các lĩnh vực khoa học - công nghệ, kinh tế số và đổi mới sáng tạo cần có các chính sách thu hút nhân lực chuyên biệt để tăng khả năng cạnh tranh với khu vực tư nhân và thị trường lao động quốc tế.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để TP HCM phát triển bền vững- Ảnh 4.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Lệ trao đổi tại buổi làm việc

Ngoài chế độ đãi ngộ, TP HCM nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo điều kiện sống cho người lao động, nhất là lao động nhập cư, nhằm giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó lâu dài với thành phố. Để hiện thực hóa mục tiêu này, thành phố kiến nghị Quốc hội rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định trong Luật Nhà ở, Luật Đất đai để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân với giá cả phù hợp.

Việc phát triển quỹ nhà ở giá rẻ kết hợp với các chính sách hỗ trợ tín dụng sẽ giúp giảm gánh nặng tài chính cho người lao động, từ đó nâng cao khả năng giữ chân nhân tài...

Kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao nỗ lực của TP HCM trong phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh chỉ ra một số hạn chế như: năng lực giảng dạy chưa đồng đều, liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, dự báo nhu cầu lao động chưa hiệu quả; khu vực công gặp khó khăn trong việc giữ chân nhân tài do cạnh tranh từ khu vực tư nhân. 

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh TP HCM cần có giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện chính sách tuyển dụng và đảm bảo thu nhập bền vững cho người lao động trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu thống kê của UBND TP HCM, thành phố hiện có hệ sinh thái khoa học - công nghệ phát triển mạnh với 371 tổ chức khoa học - công nghệ, 109 trường đại học, cao đẳng, 78 viện nghiên cứu và 279 phòng thí nghiệm. Thành phố cũng hình thành hơn 135 nhóm nghiên cứu mạnh, năng động, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi mô hình hoạt động của các tổ chức khoa học công lập theo hướng tự chủ, tạo nền tảng phát triển bền vững đội ngũ nhân lực trình độ cao.

Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ trên địa bàn ngày càng gia tăng, với hơn 21.000 cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này, trong đó có gần 7.000 tiến sĩ, hơn 1.100 phó giáo sư và 188 giáo sư. Trong khu vực hành chính, hơn 800 cán bộ, công chức, viên chức đạt trình độ tiến sĩ và trên 10.000 người có trình độ thạc sĩ.

Giai đoạn 2020–2025, TP HCM tập trung triển khai 6 chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trọng điểm. Thành phố đã thành lập hội đồng thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt, nhằm đảm bảo chính sách tuyển dụng đúng người, đúng việc.

Trong giai đoạn 2018–2023, TP HCM đã mời gọi 10 chuyên gia, nhà khoa học và đang đề xuất tuyển thêm 12 vị trí.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo