xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần thiện chí trong xét xử án hành chính

Bài và ảnh: TRẦN THÁI

Khi khởi kiện vụ án hành chính, người dân có thể đúng, có thể sai. Tuy nhiên, nếu bị đơn có thiện chí giải quyết rốt ráo vụ việc sẽ tránh được nhiều đáng tiếc cho cả hai phía

Dù rất nỗ lực trong minh bạch và cải cách hành chính song ở một số nơi, tương tác giữa người dân và chính quyền còn tình trạng cơm chưa lành, canh chưa ngọt dẫn tới bất đắc dĩ dẫn nhau ra tòa.

Nhiều năm chờ công lý

Tháng 9-2017, TAND tỉnh Sóc Trăng chấp nhận đơn khởi kiện của một người dân và tuyên hủy quyết định của UBND thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) liên quan tới bồi thường đất và tài sản của người dân trên. Bản án được đưa ra khi tòa xác định phía chính quyền thị xã Vĩnh Châu đã ra văn bản không đúng quy định.

Cần thiện chí trong xét xử án hành chính - Ảnh 1.

Ông Phạm Công Hùng cho rằng việc bị đơn vắng mặt làm cho tác dụng của xét xử bị hạn chế

Mới đây, TAND Cấp cao tại TP HCM đã chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Gia Nam (ngụ quận 5, TP HCM). Nội dung vụ án thể hiện tháng 7-2017, sau khi xin cấp giấy chứng nhận quy hoạch, ông Nam được UBND quận 5 trả lời bằng văn bản số 913 rằng quận đang lập đồ án quy hoạch và đất nhà ông nằm toàn bộ trên lộ giới. Trong khi đó, ông Nam cho rằng theo điều chỉnh quy hoạch thì đất nhà ông đã không còn trong lộ giới nữa nên kiện chủ tịch UBND quận 5 ra tòa.

Vụ kiện qua nhiều cấp xét xử. Sau cùng, TAND Cấp cao tại TP HCM bác bản án của cấp sơ thẩm khi nhận định văn bản 913 giải quyết khiếu nại nhưng lại căn cứ vào 2 văn bản có sự khác biệt hoàn toàn trong việc xác định đất nhà ông Nam có trong quy hoạch lộ giới hay không.

Một vụ việc khác, hôm 14-3, TAND TP HCM đã dừng nửa chừng phiên xét xử sơ thẩm vụ khiếu kiện quyết định hành chính giữa nguyên đơn là cụ Nguyễn Văn Chơn (92 tuổi; ngụ huyện Nhà Bè, TP HCM) và bị đơn là UBND quận 12.

Cụ Chơn cũng là trường hợp Báo Người Lao Động có nhiều bài phản ánh quá trình ròng rã 18 năm kiên trì đi kiện đòi lại phần đất có diện tích 2.196 m2 ở phường An Phú Đông, quận 12 từng cho một người ở nhờ. Vụ kiện qua nhiều cấp xét xử và được định đoạt bằng một bản án có hiệu lực pháp luật. Thế nhưng sau đó, UBND quận 12 từ chối cấp sổ đỏ phần đất trên cho cụ Chơn. Bức xúc về quyết định hành chính xem nhẹ bản án của tòa, cụ Chơn khởi kiện UBND quận 12 ra tòa.

Đáng nói, phiên tòa phải dời đến ngày 21-3 khi đại diện bị đơn vắng mặt. Tâm nguyện của cụ ông ở tuổi "gần đất xa trời" là được một lần tranh luận công khai với lãnh đạo chính quyền địa phương, người ký quyết định hành chính ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng chưa thực hiện được.

Cả 3 vụ trên, việc giải quyết đều kéo dài nhiều năm.

Cần thiện chí trong xét xử án hành chính - Ảnh 2.

Do sức yếu, cụ Nguyễn Văn Chơn phải nhờ đại diện ủy quyền tới tòa

Nâng chất lượng tương tác với dân

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM, nhận xét thời gian qua các vụ án hành chính có xu hướng tăng về số lượng và tính chất phức tạp. Một phần nguyên nhân là do một số bộ phận cơ quan thẩm quyền nhà nước không tiếp thu và rút kinh nghiệm trước các vụ việc khởi kiện hành chính đã được giải quyết trước đây. Do vậy, điều này cần khắc phục.

Ngoài ra, để giảm thiểu các khiếu kiện hành chính thì trước tiên chính các cơ quan hành chính cần sửa đổi, điều chỉnh trong chính bộ máy của mình. Yêu cầu nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại hành chính cũng là phương pháp hữu hiệu để giảm khiếu kiện hành chính. Việc coi trọng quy trình đối thoại cũng như quá trình thẩm tra, xác minh để có quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại khách quan, chính xác sẽ giúp vụ việc được giải quyết mà không cần cơ quan tố tụng can thiệp.

Về câu chuyện thiện chí trong giải quyết giữa đôi bên khi sự việc phải nhờ tòa án phân định, nguyên thẩm phán TAND Tối cao Phạm Công Hùng (hiện là Giám đốc Công ty Luật TNHH MTV Công Hùng và cộng sự; giảng viên Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án) đã có những chia sẻ. Ông Hùng cho biết trước đây luật tố tụng hành chính có nội dung khi chủ tịch UBND tỉnh, huyện bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó tham dự phiên tòa. Nhưng Luật Tố tụng hành chính hiện tại thì cho phép người bị kiện có quyền xin xét xử vắng mặt. Do đó, ở hầu hết vụ án hành chính, khi bị dân kiện ra tòa, lãnh đạo các tỉnh, huyện đều xin vắng mặt với tâm lý họ không dự cũng không sao. Như vậy, quá trình tranh tụng tại tòa không được thực hiện đúng với tinh thần của Luật Tố tụng hành chính. Đây là điều làm cho tác dụng của xét xử bị hạn chế.

"Tất nhiên khi bị kiện ra tòa thì chưa hẳn cơ quan công quyền đã sai, nhưng vấn đề về ý thức của các đương sự là rất quan trọng. Nếu các đương sự không hợp tác với tòa án thì quá trình giải quyết vụ án hành chính sẽ gặp nhiều khó khăn dẫn đến kéo dài" - nguyên thẩm phán TAND Tối cao nói.

Theo ông Phạm Công Hùng, là người đứng giữa, những người tham gia xét xử cần nhất là sự công tâm, độc lập, tỉnh táo.

Thẩm phán còn thiếu tự tin!

Tổng kết công tác giải quyết các vụ án hành chính năm 2022, TAND TP HCM nhận định năm qua cơ quan này đã tập trung giải quyết các vụ án hành chính bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như nhằm bảo đảm tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên, tỉ lệ giải quyết còn thấp (giải quyết 625/1.338 vụ thụ lý, đạt 46,7%); tỉ lệ án hủy, sửa do chủ quan còn cao. Ngoài nguyên nhân khách quan, TAND TP HCM nhìn nhận có nguyên nhân chủ quan do thẩm phán còn ngại khó, chưa mạnh dạn trong quá trình xét xử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo