xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những điều chưa biết về NƯỚC

Lương y- Dược sĩ BÀNG CẨM

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Khi cơ thể mất đi 10% lượng nước thì các chức năng sinh lý sẽ rối loạn nghiêm trọng; nếu mất 20% nước, con người sẽ tử vong.

      Người khỏe mạnh không dùng thức ăn, chỉ được cung cấp nước thì có thể duy trì sự sống trong một tháng, tối đa có thể đến 59 ngày. Trái lại, không cung cấp nước, chỉ cho dùng thức ăn (đã loại bỏ phần nước trong thức ăn), thường trong vòng 5 ngày người ta sẽ chết, kỷ lục sống lâu nhất chỉ được 17 ngày. Tóm lại, nước quan trọng hơn so với các chất dinh dưỡng khác.

Cần bao nhiều nước mỗi ngày?

          Nước có ba chức năng chính là: điều tiết thân nhiệt, bôi trơn và có tác dụng vận chuyển. Nước là thành phần cấu tạo có hàm lượng lớn nhất, quan trọng nhất của cơ thể. Độ tuổi càng nhỏ, hàm lượng nước càng cao: trong cơ thể thai nhi nước chiếm 98%, trẻ sơ sinh khoảng 75%-80%, người trưởng thành chiếm khoảng 60%. Thông thường, khi hàm lượng chất béo tăng thì hàm lượng nước giảm xuống, do vậy người béo phì thường chứa nước ít hơn so với người gầy.

Những điều chưa biết về NƯỚC - Ảnh 1.

Thời gian uống nước tốt nhất là nửa giờ đến một giờ trước ba bữa ăn Ảnh BBC

Về lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần uống 110ml nước/1 kg cân nặng, thiếu niên nhi đồng cần uống 40ml/1 kg cân nặng và người lớn cần uống 40ml/1 kg cân nặng. Ví dụ, một người cân nặng 60 kg thì mỗi ngày cần uống khoảng 2,5 lít nước.

          Qua kiểm định bằng phương pháp dinh dưỡng học, hằng ngày lượng nước tiêu hao bằng nhiều hình thức: qua đường hô hấp khoảng 400ml; qua da khoảng 400-800ml; qua phân khoảng 150ml; qua nước tiểu khoảng 1,5 lít. Tổng tiêu hao là 2,5 lít nước. Tuy nhiên, cơ thể hằng ngày hấp thụ từ thức ăn khoảng 0,8 lít nước, tự sản sinh khoảng 0,4 lít nước, còn lại 1,3 lít phải "bù lỗ" thông qua ăn uống (kể cả thức uống) để bổ sung.

Khi nào uống nước?

          Sáng sớm uống một ly nước (đun sôi để nguội) được cho là một phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Chuyên gia nghiên cứu cho thấy mỗi sáng uống 200-300ml nước (nhiệt độ 21oC - 31oC) sẽ rất có ích cho sức khỏe, hỗ trợ dự phòng các bệnh cảm, viêm họng, nhũn não, xơ vữa động mạch và bệnh sỏi.

          Thời gian uống nước tốt nhất là nửa giờ đến một giờ trước ba bữa ăn. Bởi vì nước sau khi "tạm trú" tại dạ dày sẽ nhanh chóng ngấm vào máu, di chuyển rộng khắp để bảo đảm như cầu nước của cơ thể. Bên cạnh đó, uống nước trước bữa ăn làm cho cơ thể bài tiết đủ dịch tiêu hóa nhằm thúc đẩy sự thèm ăn. Ngoài việc uống nước trước bữa ăn, khi dùng cơm cũng nên húp một lượng canh nhất định, giúp "phân giải" thức ăn và làm cho thức ăn tại ruột non được hấp thu nhanh chóng. Tóm lại, thời gian uống nước tốt nhất là sáng sớm ngủ dậy, 10 giờ sáng và khoảng 3 giờ chiều. Ngoài ra, khoảng 8 giờ tối và trước khi đi ngủ cũng được xem là thời gian tốt nhất để uống nước, bởi khi ngủ độ quánh của máu tăng lên, uống nước làm máu loãng ra, tăng tốc tuần hoàn máu.

Những điều cần lưu ý

          -Không uống nước lã. Bởi trong nước lã có nhiều vi trùng và trứng giun, sau khi uống sẽ có thể bị nhiễm nhiều bệnh.

          -Không uống "nước đáy nồi". Đây là loại nước được đun lại nhiều lần, trong nước chứa nhiều nitrosamine gây hại rất lớn đối với cơ thể.

          -Không uống nước quá sôi hay quá lạnh, càng không nên uống nước nóng, lạnh giao thoa. Nước quá nóng làm tổn thương niêm mạc miệng và thực quản, có thể gây ung thư. Nước quá lạnh sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây rối loạn chức năng dạ dày, tiêu chảy, đau bụng… Nước nóng, lạnh giao thoa dễ gây kích thích răng lợi, dễ mắc bệnh răng miệng.

          -Không nên uống một lần quá nhiều nước. Cách uống này làm giãn dạ dày.

          -Sau khi vận động nặng hay mỏi mệt sau vận động không nên uống nước quá nhanh vì sẽ làm cho dung lượng nước tăng đột ngột, tăng gánh nặng cho tim, lâu dần có thể gây suy tim. Người có bệnh tim càng nên lưu ý không uống nước quá nhanh, trước tiên có thể hớp một ngụm thấm ướt hầu họng, rồi uống ít bằng nhiều lần.

          -Trước và sau bữa ăn không uống nhiều nước. Nếu không sẽ làm loãng dịch vị, tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn.

          -Trước khi ngủ không uống nhiều nước vì sẽ tăng số lần đi tiểu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.


                                   

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo