xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thời điểm chín muồi để tinh gọn bộ máy: Đòi hỏi sự quyết liệt và đồng bộ cao

TS BÙI NGỌC HIỀN, Học viện Cán bộ TP HCM

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang diễn ra mạnh mẽ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước

Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị từ lâu đã trở thành một mục tiêu được Đảng ta đề ra và từng bước triển khai. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của bối cảnh phát triển mới, việc tinh gọn bộ máy đã trở thành một nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi được thực hiện quyết liệt và đồng bộ cao.

Yêu cầu cấp thiết

Để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh gọn bộ máy là một yêu cầu cấp thiết. Song, việc tinh gọn bộ máy chỉ là bước khởi đầu. Để bộ máy mới thật sự phát huy tác dụng, cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ.

Đầu tiên, việc rà soát, phân định chức năng, nhiệm vụ là nền tảng. Trên cơ sở định hướng của cấp trên, cần tiến hành một cuộc tổng rà soát toàn diện, khoa học để bảo đảm không có sự chồng chéo, mỗi nhiệm vụ chỉ được giao cho một cơ quan, cá nhân cụ thể thực hiện và chịu trách nhiệm.

Tiếp đến là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cần được rà soát, điều chỉnh đồng bộ, kịp thời. Các văn bản này cần rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân trong bộ máy. Đặc biệt, cần phân định rõ quyền hạn của người đứng đầu, tăng cường trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng là một yêu cầu quan trọng. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn hành chính và nhiệm vụ, quyền hạn chuyên môn của các cơ quan hành chính nhà nước.

Ngoài ra, việc xác định rõ ràng, cụ thể mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để nhân dân làm chủ" là vô cùng quan trọng. Cần thực hiện phân cấp, phân quyền một cách hiệu quả, đặc biệt phân quyền thực chất cho chính quyền địa phương để "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cần được hoàn thiện. Việc đẩy mạnh cải cách hành chính và chuyển đổi số sẽ góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.

Cuối cùng là rà soát và xóa bỏ các thủ tục, thao tác hành chính thừa trong các hoạt động công vụ để hướng tới nâng cao chất lượng, giá trị thực của từng hoạt động, nhiệm vụ công vụ cũng là giải pháp cần thiết.

Cán bộ Cục Thuế TP HCM hỗ trợ người dân làm thủ tục thuếẢnh: TẤN THẠNH

Cán bộ Cục Thuế TP HCM hỗ trợ người dân làm thủ tục thuếẢnh: TẤN THẠNH

Gọn về đội hình và tinh về chất lượng

Để bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đóng vai trò quyết định. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ này ngày càng cao.

Thực tế cho thấy tình trạng thừa - thiếu cán bộ, công chức, viên chức đang tồn tại song song. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải gọn về đội hình và tinh về chất lượng. Gọn nghĩa là giảm số lượng nhân sự nhưng phải bảo đảm chuyển tải khối lượng công việc, nhiệm vụ nhiều hơn và đa dạng hơn. Tinh là nhân sự phải chuyên nghiệp hơn, đa năng hơn, năng động, sáng tạo hơn và hiệu quả công việc cao hơn. Để đạt được mục tiêu này, một số giải pháp cần được triển khai đồng bộ. Giải pháp đầu tiên phải kế đến là chuẩn hóa tiêu chí đối với từng chức danh. Việc xây dựng bộ tiêu chí rõ ràng, cụ thể sẽ giúp hạn chế tối đa yếu tố chủ quan trong tuyển dụng và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt, cần chú trọng đến năng lực làm việc trong môi trường số và khả năng dự báo, giải quyết vấn đề công trong môi trường chuyển đổi.

Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ. Những người đứng đầu các cơ quan, đơn vị không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu rộng mà còn phải là những người có tầm nhìn, có khả năng truyền cảm hứng và dẫn dắt đội ngũ. Việc bổ nhiệm lãnh đạo nên dựa trên cơ sở thi tuyển cạnh tranh, bảo đảm sự công tâm, khách quan, vì lợi ích chung. Bên cạnh đó, cần đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình đào tạo cần được thiết kế linh hoạt, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bên cạnh việc học tập theo hình thức tập trung, cần có cơ chế khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự học, tự nâng cao trình độ.

Cuối cùng, cần có cơ chế đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ chân nhân tài. Việc tăng thu nhập, xây dựng các chế độ đãi ngộ hấp dẫn sẽ giúp tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, việc khen thưởng kịp thời những cá nhân có thành tích xuất sắc cũng rất quan trọng.

(Còn tiếp)

Ngăn chặn tham nhũng

Bộ máy nhà nước cồng kềnh, phức tạp từ lâu đã được nhận diện là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tham nhũng, tiêu cực.

Khi có quá nhiều khâu trung gian trong quá trình xử lý công việc, mỗi khâu lại có thể trở thành một điểm "nóng" để các hành vi tiêu cực phát sinh. Những quy trình thủ tục phức tạp, kéo dài tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức lợi dụng để gây khó dễ người dân và doanh nghiệp, từ đó đòi hỏi "lót tay". Bộ máy cồng kềnh thường đi kèm với tình trạng thiếu minh bạch trong hoạt động. Việc thiếu thông tin, dữ liệu khiến việc giám sát, kiểm tra trở nên khó khăn, tạo điều kiện cho các hành vi tiêu cực diễn ra. Bộ máy cồng kềnh thường khó thích ứng với những thay đổi của xã hội. Điều này tạo ra những khoảng trống pháp lý, những kẽ hở để các hành vi tiêu cực có đất sống.

Tinh gọn bộ máy được xem là một trong những giải pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng. Khi số lượng các khâu trung gian giảm đi, cơ hội tiếp xúc giữa người dân và cán bộ, công chức cũng giảm đi, từ đó hạn chế tối đa các tình huống có thể phát sinh tiêu cực. Việc tinh gọn bộ máy sẽ giúp tăng cường tính minh bạch trong hoạt động, mọi thông tin đều được công khai, dễ dàng truy cập, giúp người dân giám sát và ngăn chặn các hành vi tiêu cực. Khi bộ máy hoạt động hiệu quả hơn, các thủ tục hành chính được rút gọn, người dân và doanh nghiệp sẽ không còn phải mất quá nhiều thời gian và công sức để giải quyết. Khi trách nhiệm được phân định rõ ràng, mỗi cá nhân sẽ phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm, điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng đổ lỗi, né tránh trách nhiệm.

Bộ máy cồng kềnh không chỉ làm giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước mà còn tạo điều kiện cho tham nhũng phát sinh. Việc tinh gọn bộ máy là một giải pháp căn bản để phòng chống tham nhũng, xây dựng một chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, việc tinh gọn bộ máy không phải là một quá trình đơn giản mà đòi hỏi sự quyết tâm cao và sự phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống chính trị.

Võ Thanh Hà


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo