Để đào sâu vào chuyện này, theo tác giả bài bình luận trên tờ South China Morning Post, chúng ta cần lần giở các chính sách đối ngoại của Mỹ.
Tư thế siêu cường của Mỹ
Kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ 2, chính sách đối ngoại của Mỹ luôn xoay quanh việc duy trì vị thế siêu cường.
Một phần của chiến lược đó là Washington duy trì các liên minh mạnh mẽ như NATO cũng như hiện diện quân sự ở nhiều ngóc ngách trên hành tinh.
Hàng ngàn người Iran xuống đường ở Tehran sau những lời cầu nguyện thương tiếc tướng Qassem Soleimani ngày 3-1. Ảnh: EPA
Nhiều năm qua, các nhà hoạch định chính sách có ảnh hưởng ở Mỹ như Zbigniew Brzezinski lập luận rằng Washington phải tiến xa hơn nữa để đảm bảo uy quyền tối thượng. Với một số người, điều này cho thấy Iran, Nga và Trung Quốc đứng ở phía đối địch, một phần vì mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan tiềm ẩn ở những nước này.
Riêng với Trung Quốc, Mỹ từng tuyên bố họ coi nước này là "đối thủ cạnh tranh chiến lược" – danh xưng lịch sự dành cho kẻ thù.
Trong thương chiến Mỹ - Trung, Washington ngăn chặn các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các công ty Mỹ, hạn chế các nhà cung cấp công nghệ cao của Mỹ làm ăn với các công ty Trung Quốc như Huawei, mạnh tay buộc tội các sinh viên và nhà khoa học Trung Quốc là gián điệp. Có thể nói Washington không giấu giếm việc coi Bắc Kinh là mục tiêu hàng đầu của họ, theo South China Morning Post.
Một lính thủy đánh bộ Mỹ chứng kiến bức tượng của Tổng thống Iraq Saddam Hussein ngã xuống ở trung tâm Baghdad vào ngày 9-4-2003. Ảnh: REUTERS
Tam giác quyền lực thách thức Mỹ ở Trung Đông
Quay lại diễn biến mới nhất, mảnh ghép tướng Soleimani của Iran có vai trò gì trong toàn cục? Trung Quốc là khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran, là một phần của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), giúp phát triển quan hệ đối tác hợp tác thân thiết với Nga.
Tác giả bài bình luận cho rằng có khả năng Washington sẽ kéo Bắc Kinh vào cuộc chiến thông qua một quốc gia khác giống như cách Đức bị lôi kéo vào Thế chiến thứ 1 sau vụ ám sát thái tử Áo-Hung Archduke Franz Ferdinand.
Không phải ngẫu nhiên mà những lượt tìm kiếm từ khóa "Franz Ferdinand" tăng vọt trên Google chỉ vài phút sau vụ ám sát tướng Soleimani, và phần lớn tra cứu đến từ Washington.
Bài báo hồi năm 1914 viết về vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Chiến tranh thế giới thứ 1 ở TP Kansas - Mỹ. Ảnh: AP
Trung Quốc không muốn bị lôi kéo vào một cuộc chiến bởi vì khi thế giới hỗn loạn và bất ổn, tăng trưởng kinh tế chắc chắn chịu "thương tích" nặng nề. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào môi trường toàn cầu ổn định.
Nếu thế giới hỗn loạn, Mỹ sẽ vẫn là siêu cường duy nhất. Trong khi Mỹ công khai đối đầu với Iran và Nga, Trung Quốc mới là mục tiêu thực sự mà Mỹ nhắm tới, vì cả Iran và Nga đều không thể thay thế Mỹ trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất trong tương lai gần.
Bình luận (0)