Đó là ông William Taylor, đại biện lâm thời Mỹ ở Ukraine. Sự xuất hiện của ông đánh dấu một bước phát triển quan trọng khác trong vở kịch chính trị đang diễn ra ở Washington - tập trung vào lời đề nghị của ông Trump để Ukraine điều tra đối thủ chính trị Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ - vốn đe dọa chiếc ghế tổng thống của ông Trump ngay cả khi ông theo đuổi cuộc tranh cử vào năm 2020.
Một ngày sau khi kêu gọi các thành viên Đảng Cộng hòa cứng rắn hơn trong việc bảo vệ mình, ông Trump đã gây ra cuộc tranh cãi khi viết trên Twitter: "Tất cả thành viên Đảng Cộng hòa phải ghi nhớ những gì họ đang chứng kiến ở đây - đó là màn hành hình. Nhưng chúng ta sẽ THẮNG!"
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại vừa mới có thêm một phát ngôn gây tranh cãi. Ảnh: REUTERS
Các nhà lập pháp Mỹ gốc Phi và những người khác đã lên án ông Trump về nhận xét này do nước Mỹ trước đây đã từng có một giai đoạn lịch sử hành hình không xét xử đối với người da đen, đặc biệt là ở các tiểu bang miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham, thuộc bang Nam Carolina - nơi có dân số người da đen đông đảo, đã bảo vệ phát ngôn của ông Trump, đồng thời nói rằng "đây đúng là hành hình. Điều này xa lạ với phong cách Mỹ".
Lời phát biểu như trên của ông Trump là bình luận mang tính phân biệt chủng tộc mới nhất của ông, 2 năm sau khi ông từng nói "có những người rất tốt ở cả hai phía" sau khi xảy ra vụ đụng độ của những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng tại một cuộc biểu tình ở TP Charlottesville, bang Virginia.
Ông Hakeem Jeffries, chủ tọa một cuộc họp kín của phe Dân chủ tại Hạ viện, đã kêu gọi ông Trump xin lỗi vì phát biểu về lối hành hình đối với người da đen.
Một số đảng viên Cộng hòa cũng không hài lòng về phát ngôn của ông Trump.
Thượng nghị sĩ Susan Collins viết trên Twitter: ''Phát biểu của ông mang lại những hình ảnh về một thời kỳ khủng khiếp trong lịch sử đất nước chúng ta và Tổng thống lẽ ra không bao giờ nên đưa ra sự so sánh đó".
Còn hạ nghị sĩ Cộng hòa Adam Kinzinger kêu gọi ông Trump rút lại nhận xét của mình.
Nếu như Hạ viện do phe Dân chủ đứng đầu phê chuẩn các điều khoản luận tội - những cáo buộc chính thức - chống lại ông Trump, Thượng viện do Đảng Cộng hòa chiếm đa số sẽ tổ chức một phiên tranh luận về việc có nên bãi nhiệm ông Trump khỏi chức vụ hay không.
Chính quyền ông Trump không hợp tác trong cuộc điều tra luận tội, tìm cách ngăn chặn các lời khai và tài liệu.
Ủy ban Tình báo Hạ viện đã yêu cầu ông Taylor điều trần sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đạo ông không được xuất hiện - một quan chức tham gia cuộc điều tra cho biết.
Ông Taylor đã đề cập đến mối quan ngại của mình về việc Mỹ giữ lại khoản viện trợ 391 triệu USD cho Ukraine vào ngày 9-9 với ông Kurt Volker, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Ukraine. Sau đó, ông Gordon Sondland, đại sứ Mỹ tại Liên minh Châu Âu, đã cung cấp thông tin cho các nhà điều tra trong một tin nhắn văn bản và thế là sự việc vỡ lở.
Ông Taylor viết: "Như tôi đã nói qua điện thoại, tôi nghĩ thật là điên rồ khi giữ lại khoản viện trợ an ninh nhằm được hỗ trợ trong một chiến dịch chính trị".
Ông Taylor đã được bố trí làm đại biện lâm thời ở Kiev, nơi ông từng làm đại sứ Mỹ từ năm 2006 - 2009, sau khi ông Trump hồi tháng 5 năm nay bất ngờ bãi nhiệm Đại sứ Marie Yovanovitch.
Luật sư cá nhân của ông Trump, Rudy Giuliani, cho rằng bà chống lại những nỗ lực của ông nhằm thúc ép Ukraine điều tra cha con ông Biden. Bà Yovanovitch đã được lấy lời khai trong cuộc điều tra luận tội vào ngày 11-10.
Trong khi đó, ông Trump đã bác bỏ mọi hành vi sai trái và cáo buộc Đảng Dân chủ cố gắng ngăn ông tái đắc cử.
Bình luận (0)