xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

An toàn thực phẩm: Chúng ta tự đầu độc chính mình

Văn Duẩn

(NLĐO)- Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) sáng 5-6 đặt vấn đề: Phải coi sản xuất thực phẩm bẩn là tội ác. Cho nên sự thoả hiệp bắt tay với cái ác phải bị lên án.

An toàn thực phẩm: Chúng ta tự đầu độc chính mình - Ảnh 1.

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phát biểu - Ảnh: Quochoi.vn

Ngày 5-6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011 - 2016.

Phát biểu tại hội trường, đại biểu (ĐB) Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho biết ông đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các cơ quan chức năng trong vấn đề an toàn thực phẩm, tuy nhiên những nội dung trong báo cáo giám sát mới chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi", chưa phản ánh được bức tranh toàn diện về vấn đề.

Theo ông Nhân, thực tế không khó để tìm thông tin về các vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm mà mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng, như các vụ nhập khẩu nội tạng hôi thối từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ; thông tin về chế biến nem chua bằng hoá chất; dùng hoá chất để biến thịt lợn hôi thối hay xử lý thịt bò hôi thành thành khô bò, chà bông… nói chung không trừ một sản phẩm nào.

"Liệu có quá khi nói chúng ta đang tự đầu độc chính mình"- ĐB đến từ Bình Dương nêu vấn đề.

Trong phát biểu của mình, ĐB Nhân cũng nêu câu hỏi: "Quốc hội nghĩ gì khi có tới 70.000 người chết vì ung thư mỗi năm, trong đó có một phần nguyên nhân là sử dụng thực phẩm không an toàn?".

Từ thực tế báo cáo giám sát, ĐB Nhân cho rằng chúng ta chưa có giải pháp căn cơ triệt để để quản lý về ATTP. Chúng ta nhiều lần trông chờ sự tử tế của người sản xuất, kinh doanh... nhưng những gì chúng ta nhận được là sự hưởng ứng yếu ớt do cái bóng của lợi nhuận quá lớn.

"Một khi sự kiên trì đã đến giới hạn, thì đã đến lúc này cần sự trừng trị nghiêm khắc nhất của pháp luật"- ông Nhân bày tỏ.

"Trước hết là tinh thần nhập cuộc không khoan nhượng của người dân, người tiêu dùng; sự chung tay của cộng đồng là rất quan trọng. Phải coi sản xuất thực phẩm bẩn là tội ác. Cho nên sự thoả hiệp bắt tay với cái ác phải bị lên án"- ĐB Nhân nói.

Vì vậy, ĐB Phạm Trọng Nhân tha thiết kêu gọi người kinh doanh hãy vì lương tri, vì sự tồn vong quốc gia, chấm dứt ngay việc sản xuất thực phẩm phẩm bẩn. đồng thời chúng ta cần mạnh dạn lên tiếng tố giác những hành vi sai trái.

"Chúng ta không đủ giàu để lại vật chất cho con cháu. nhưng chúng ta phải đủ lý trí hành động sáng suốt để trao lại đời sống tinh thẩn thể chất khoẻ mạnh, sức khoẻ, niềm tin tương lai cho các cháu. Đừng để sự yếu kém này ảnh hưởng tới tương lai các cháu"- ĐB Nhân bày tỏ.

Trong báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016, do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày, có rất nhiều vấn đề nóng, bức xúc liên quan đến vấn đề ATTP.

Tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm diễn ra khá nghiêm trọng ở một số địa phương. Trung bình có 167,8 vụ/năm với 5065,8 người mắc/năm và 27,3 người chết do ngộ độc thực phẩm/năm.

Giai đoạn 2011 – 2016 đã ghi nhận 7 bệnh truyền qua thực phẩm làm mắc 4.012.038 ca bệnh với 123 người chết, trung bình mỗi năm có 668.673 ca bệnh và 21 người chết.

Bệnh ung thư mỗi năm có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 ca phát hiện mới, trong đó có một phần nguyên nhân từ việc sử dụng thực phẩm không an toàn. "Theo điều tra dịch tễ học của Hiệp hội ung thư thế giới thì có khoảng 35% ca mắc bệnh ung thư có nguồn gốc thực phẩm không an toàn và có thể phòng được" - ông Phan Xuân Dũng cho biết.

Tỷ lệ tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép là 8,47% đối với rau; kiểm tra đối với 54.750 lượt hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã phát hiện 9.056 hộ vi phạm (chiếm 16,54%); kiểm tra 2.064 đợt với 63.230 lượt cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, phát hiện và xử lý trên 7.434 cơ sở vi phạm (chiếm 11,7%).

Báo cáo giám sát cũng chỉ ra rằng tình trạng vi phạm quy định về ATTP khá phổ biến trong nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm, nhất là trong sản xuất, kinh doanh rượu, bia và nước giải khát. Nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai chưa bảo đảm vệ sinh, chất lượng nguồn nước chưa được kiểm soát tốt; đa phần các cơ sở nấu rượu thủ công, dụng cụ thô sơ không bảo đảm ATTP, tình trạng bán rượu không đăng ký chất lượng, không nhãn mác, nguồn gốc vẫn tràn lan tại nhiều địa phương gây ngộ thực phẩm cấp tính và mãn tính cho người tiêu dùng. ATTP có lúc, có nơi đã đến mức báo động, ở giới hạn đỏ.

" Ở nhiều địa phương tỷ lệ xử lý vi phạm ATTP thấp, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan; công tác điều tra, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP hiệu quả chưa cao do khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự"- ông Dũng nhấn mạnh.

Để xảy ra tình trạng mất ATTP như trên, trách nhiệm chính trước tiên thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước; tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, người tiêu dùng thực phẩm trong đó trách nhiệm chính thuộc về cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo