xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ba ông" cùng muốn quản nợ công

Bài và ảnh: Thế Dũng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ chỉ đầu tư trở lại cho TP HCM 500 tỉ đồng thay vì 2.216 tỉ đồng


Ngày 17-8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã họp cho ý kiến về việc điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chính phủ năm 2017.

Ba ông cùng muốn quản nợ công - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu thu hồi ngân sách phân bổ sai quy định để đầu tư cho các tỉnh vùng núi phía Bắc bị mưa lũ tàn phá

UBTVQH đã nhất trí việc thu hồi gần 868 tỉ đồng của 5 bộ, ngành và 2 địa phương phân bổ không đúng quy định, không có nhu cầu sử dụng. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT). "Việc thu hồi là cần thiết, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm 2017 phải xác định cho trúng địa chỉ được phân bổ. Lấy tiền thu hồi đầu tư cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc bị hư hỏng do mưa lũ vừa qua" - Chủ tịch QH yêu cầu.

Theo báo cáo của Chính phủ, ngân sách trung ương năm 2016 hụt 321 tỉ đồng so với dự toán. Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương sử dụng hết nguồn lực tại chỗ và nguồn lực hợp pháp khác để ổn định cân đối ngân sách nhưng vẫn còn 7 địa phương hụt thu cân đối ngân sách. UBTVQH nhất trí hỗ trợ 1.691 tỉ đồng từ ngân sách trung ương để bù hụt thu cân đối ngân sách cho 7 địa phương này.

Theo quy định, năm 2016, TP HCM phải được hỗ trợ đầu tư trở lại bằng cơ chế tài chính đặc thù là 2.216 tỉ đồng. Tuy nhiên, trong điều kiện ngân sách khó khăn, UBTVQH nhất trí với đề nghị của Chính phủ chỉ đầu tư trở lại cho TP HCM 500 tỉ đồng. Lý giải vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng đầu tư trở lại 2.216 tỉ đồng sẽ quá khả năng đáp ứng của ngân sách trung ương.

Cùng ngày, UBTVQH cũng cho ý kiến về dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi). Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết cơ quan soạn thảo và ủy ban còn có ý kiến khác nhau về vấn đề quản lý nợ công. Cụ thể, Chính phủ đề nghị giữ nguyên nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT, Ngân hàng Nhà nước như quy định hiện hành.

Ủy ban Tài chính - Ngân sách trình UBTVQH tiếp thu ý kiến của đại biểu QH theo hướng Bộ Tài chính thực hiện huy động, đàm phán, ký kết hiệp định khung và đàm phán, ký kết các hiệp định cụ thể. Bộ KH-ĐT chủ trì giúp Chính phủ quản lý thống nhất về đầu tư công, đề xuất nhu cầu sử dụng vốn vay cho đầu tư công trong cân đối tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển, trong đó có các dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi. Ngân hàng Nhà nước là đại diện các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình đàm phán, ký kết các hiệp định vay, thực hiện quản lý ngoại hối.

Tham gia thảo luận, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề xuất chỉ duy trì một đầu mối, vừa theo thông lệ quốc tế vừa khắc phục hạn chế hiện nay. "Đang thực hiện tinh giản biên chế và có nguyên tắc 1 việc 1 người làm mà ta thì 1 việc 3 người làm. Chúng tôi chấp hành ý kiến Chính phủ nhưng QH hoàn toàn có quyền, QH có phương án hiệu quả hơn thì Chính phủ không thể từ chối được" - ông Đinh Tiến Dũng nhìn nhận.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nêu thực tế chỉ Việt Nam mới có "ba ông" cùng quản lý nợ công vì nhiều năm rồi, bộ nào cũng cố giữ không chịu "nhả". Cho rằng phải thống nhất một đầu mối quản lý nợ công, Chủ tịch QH nhấn mạnh: "Lập luận giữ nguyên như hiện hành nhằm bảo đảm ổn định bộ máy, không gây xáo trộn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan là không thuyết phục".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo