xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đi ngược sự tiến bộ

Phạm Hồ

“Tăng lương, giảm giờ làm” - đây là mục tiêu lớn trong cả quá trình đấu tranh gian khổ của giai cấp công nhân các nước tiên tiến qua nhiều thế kỷ. Thế nhưng, nay các nhà quản lý về lao động của nước ta đang định làm điều ngược lại.

Cụ thể, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2012. Theo đó, số giờ làm thêm tối đa không quá 600 giờ/năm (luật hiện hành là không quá 200 giờ/năm và trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/năm) hoặc không quá 12 giờ/ngày. Giới chủ doanh nghiệp rất hoan nghênh dự án này bởi họ có thể tăng giờ làm thoải mái và không cần tuyển thêm lao động, giảm được chi phí về BHXH, BHYT và các chính sách chăm lo cho công nhân.

Doanh nghiệp luôn ca cẩm năng suất lao động thấp nên phải tăng giờ làm việc. Nhưng muốn tăng năng suất lao động thì phải ngày càng hoàn thiện kỹ năng lao động và cải tiến công nghệ sản xuất. Kỹ năng lao động không phải bỗng dưng mà có. Doanh nghiệp và các cơ quan về lao động phải tự hỏi mình đã làm gì để huấn luyện kỹ năng cho người lao động. Thực tế, công nhân đã bị vắt kiệt sức trong toàn bộ thời gian làm việc.

Còn việc cải tiến công nghệ chính là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp thâm dụng lao động hiện nay vẫn đang sử dụng những máy móc, thiết bị được sản xuất từ vài chục năm trước. Cách mà họ thường áp dụng để tăng sản lượng sản phẩm chính tận dụng tối đa thời gian lao động của công nhân để không mất tiền trang bị máy móc hiện đại.

Lao động là cần thiết nhưng không có nghĩa là một ngày công nhân phải mất cả 12 giờ vùi mình vào các cỗ máy; không còn thời gian vui chơi giải trí, không còn thời gian chăm sóc bản thân và hồi phục sức lao động.

Một nữ công nhân ở KCX Tân Thuận (TP HCM) kể con gái chị đã gần 2 tuổi nhưng cháu bé luôn xa lạ và không cho mẹ ẵm. Lý do là vì thời gian chị gần con quá ít, sáng đi làm thì con chưa thức dậy, tối làm về thì con đã ngủ. Thời gian gần gũi còn lại không đủ để cháu nhận ra tình mẫu tử thiêng liêng. Không chỉ vậy, hàng ngàn công nhân hiện nay có con nhưng không có thời gian chăm sóc, phải gửi về quê cho người nhà nuôi. Mỗi dịp Tết trở về quê, con cái nhìn cha mẹ với ánh mắt ráo hoảnh, xa lạ.

Cái giá phải trả cho việc tăng giờ làm quá lớn đối với công nhân. Đừng mang mấy đồng lương vốn còn còm cõi của những giờ làm thêm ra mặc cả. Về nguyên tắc, người lao động có quyền thỏa thuận với chủ doanh nghiệp về thời giờ làm thêm. Còn ở thực tế thì họ lấy gì mà thỏa thuận! Làm sao có thể có một sự thỏa thuận công bằng khi mà người ra điều kiện là những ông chủ trực tiếp trả lương còn công nhân chỉ là những người làm thuê đơn độc luôn nặng gánh cơm áo hằng ngày.

Trong khi thời đại ngày càng phát triển, văn minh, hướng tới xây dựng một cuộc sống đầy đủ, hưởng thụ cả về vật chất và tinh thần thì những nhà quản lý xã hội của chúng ta lại tạo tiền đề cho viễn cảnh một người lao động hằng ngày vục mặt vào máy móc vô tri, không thấy ánh mặt trời...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo