xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

400 giờ kiệt quệ

Hồ Phi

400 giờ làm thêm mỗi năm sau khi đã làm đủ 8 giờ/ngày. Đây là đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đưa vào dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi).

Trong văn bản luật, 400 giờ chỉ là một con số nhưng với hàng triệu lao động hiện đang vắt kiệt sức trong các nhà máy thì đây là nỗi ám ảnh. Với thời gian làm thêm tối đa 300 giờ/năm như hiện nay thì người lao động Việt Nam có số giờ làm việc thuộc diện cao nhất thế giới nhưng đáng buồn là thu nhập của họ lại vào hạng thấp nhất. Nay tiếp tục đề xuất tăng giờ làm thêm thì quả là một bước lùi trong việc xây dựng Bộ Luật Lao động.

Đề xuất tăng giờ làm thêm được giới chủ sử dụng lao động đưa ra từ nhiều năm trước. Nay Bộ LĐ-TB-XH chính thức muốn đưa vào dự luật cũng đã cho thấy ý chí của giới chủ đã thực sự tác động đến hệ thống cao tầng trong bộ máy quản lý xã hội chuyên ngành lao động. Làm thêm giờ quá sức, trả công không tương xứng là một trong những nguyên nhân chính gây rạn nứt quan hệ lao động và cũng từ đây hàng trăm cuộc đình công đã diễn ra trong nhiều năm qua để bày tỏ thái độ bất bình với giới chủ. Tăng giờ làm thêm sẽ đồng nghĩa với việc làm căng thẳng thêm mối quan hệ lao động ở nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp thâm dụng lao động.

Lý do vẫn cũ kỹ như hàng chục năm trước: tăng giờ làm thêm để doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kích thích phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho người lao động… Thế nhưng, đằng sau nó luôn ẩn chứa thực tế phũ phàng: Tăng giờ làm thêm thì giới chủ sẽ giảm thu nhận lao động, tránh được các chi phí gián tiếp như BHXH, BHYT, an sinh; khai thác tối đa sức lao động đã mua được. Với mức lương thấp như hiện nay, dù tăng giờ làm đến đâu cũng sẽ không cải thiện nổi thu nhập của người lao động. Nó sẽ vắt kiệt sức lực vốn đã còm cõi và tước đi các quyền lợi thiết thân của lao động trẻ tuổi.

Mang tiếng là khi làm thêm giới chủ phải thỏa thuận với công nhân. Thế nhưng công nhân lấy gì để mặc cả với giới chủ trong thỏa thuận này? Không làm thêm giờ như yêu cầu, họ dễ dàng bị đẩy ra khỏi nhà máy với đủ lý do. Thu nhập không đủ trang trải cuộc sống buộc họ phải bán sức lao động giá rẻ mà thỏa thuận chỉ là lý do để đối phó với cơ quan chức năng. Điều này dẫn đến hậu quả khác đối với cả một thế hệ công nhân: Vắt sức làm thêm đến không còn thời gian học hành, phấn đấu để thay đổi công việc. Không học hành được thì tiếp tục vào nhà máy bán sức lao động. Bối cảnh này cũng triệt tiêu luôn điều kiện để cho họ có thể chăm lo gia đình và xây dựng ước mơ cho con cái. Chưa nói đến ước mơ thay đổi thân phận, ngay cả việc gần gũi với con cái của mình đã là điều quá khó khăn với công nhân trong điều kiện lao động khắc nghiệt hiện nay.

"Tăng lương, giảm giờ làm" là mục tiêu đấu tranh chính đáng của giai cấp công nhân toàn thế giới trong hơn 150 năm qua. Mục tiêu này đã bị phớt lờ khi đề xuất tăng giờ làm thêm được đưa vào dự án Bộ Luật Lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo