xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đô thị thông minh nâng chất lượng sống

PHAN ANH - SỸ ĐÔNG

Xây dựng thành phố thông minh để giải quyết 7 chương trình đột phá và những thách thức hiện nay của TP HCM một cách khoa học, chính xác

Sáng 25-10, UBND TP HCM phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO) tổ chức hội thảo quốc tế về thành phố thông minh 2017.

Bốn khó khăn, 3 giải pháp

Tại hội thảo, ban tổ chức tiến hành khảo sát nhanh với trên 150 đại biểu tham dự về các khó khăn và giải pháp khi xây dựng, phát triển thành phố thông minh. Các đại biểu cho rằng 4 khó khăn lớn khi triển khai thành phố thông minh gồm kinh phí quá lớn (64%); khả năng kết nối thông tin giữa các đơn vị (41%); Chính phủ chưa có chính sách, cơ chế khuyến khích (37%) và nguồn nhân lực còn hạn chế (32%). Ba giải pháp được các đại biểu lựa chọn nhiều nhất để giải quyết các khó khăn trên là Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển (73%); tăng cường hợp tác công tư (42%) và tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn (38%).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Đặng Huy Hậu nói: "Xây dựng đô thị thông minh đang gặp phải tư tưởng ngại đổi mới của một số người, thậm chí liên quan đến lợi ích. Vì khi công khai, minh bạch, giảm thời gian thủ tục hành chính thì quyền lợi cá nhân, cơ quan đó mất đi nên chính những điều này gây cản trở".

Đô thị thông minh nâng chất lượng sống - Ảnh 1.

Một góc khu vực trung tâm của TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Dương Anh Đức cũng đưa ra những thách thức mà TP gặp phải khi xây dựng thành phố thông minh. Theo ông Đức, việc quản trị đô thị gồm dự báo, quy hoạch và điều hành ở TP hiện vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng phục vụ người dân chưa thực sự tốt, thu nhập người dân đã tăng trưởng mạnh từ dưới 2.000 USD/người năm 2010 lên 5.000 USD/người năm 2017. Tuy vậy, sự tăng trưởng về thu nhập đồng nghĩa với nhu cầu về y tế, giáo dục, giao thông, môi trường, hành chính công ngày càng cao. "Điều này đặt ra thách thức lớn cho lãnh đạo TP trong việc nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Việc khuyến khích người dân tham gia vào quá trình giám sát, xây dựng và phát triển đô thị cần được đẩy mạnh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới" - ông Đức thông tin.

Theo ông Đức, trong thời gian qua, TP đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin và đạt kết quả tích cực như chính quyền điện tử, giao thông vận tải liên ngành, môi trường, giáo dục nhưng vẫn chưa mang tính tổng thể, chưa kết nối giữa các lĩnh vực để khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có.

Quản lý có dự báo

Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, TP HCM được xếp hạng là TP năng động hàng đầu thế giới theo Diễn đàn Kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đến nay tốc độ phát triển đô thị của TP vẫn còn chậm và khoảng cách "hiện đại hóa đô thị" so với các thành phố lớn trong khu vực vẫn còn khiêm tốn. Hơn nữa, trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, số lượng các TP triển khai xây dựng đô thị thông minh ngày càng tăng. Sự phát triển của TP HCM không thể nằm ngoài xu hướng tiếp cận này. Do đó, TP đã và đang triển khai Đề án Xây dựng TP HCM trở thành thành phố thông minh và xác định đây là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ông Nhân cho biết đề án này sẽ hướng đến 4 mục tiêu là bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; quản trị đô thị hiệu quả; tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, phát huy trí tuệ nhân dân. Đồng thời, được xây dựng trên 4 nguyên tắc: tầm nhìn chính xác, xuyên suốt và được sự đồng thuận cao; luôn thấu hiểu người dân; công nghệ là công cụ hỗ trợ phát triển; huy động mọi nguồn lực tham gia. "Đô thị thông minh giúp chính quyền gia tăng hiệu quả điều hành các mặt, các lĩnh vực, mô phỏng về kinh tế giúp cho người lãnh đạo có tầm nhìn xa" - ông Nhân nói.

Ngoài hoạch định tầm nhìn của lãnh đạo, TP xác định xây dựng hệ thống dữ liệu để doanh nghiệp và người dân kết nối với chính quyền. Ông Nhân dẫn chứng việc người dân đã tự trang bị camera, chính quyền liên kết để quản lý và từ đó người dân tham gia giám sát, kéo giảm được tội phạm, ùn tắc giao thông.

Theo ông Nhân, muốn thực hiện được đô thị thông minh phải ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển đô thị một cách hiệu quả hơn như dân số đô thị tăng; hạ tầng lạc hậu, quá tải; đòi hỏi của người dân về chất lượng cuộc sống tăng... Đặc biệt, việc quản lý TP lớn không thể bằng kinh nghiệm thông thường mà phải là quản lý có dự báo, phải thấy trước vấn đề khó khăn của TP và ngăn chặn không để xảy ra, tránh ách tắc, bảo đảm phát triển bền vững. "TP sẽ tập trung thực hiện chiến lược "2 cánh" trong quá trình xây dựng đô thị thông minh: Quy hoạch thông minh để phát triển bền vững; quản lý ngành thông minh - công dân thông minh - doanh nghiệp thông minh" - ông Nhân nhấn mạnh.

Ông Dương Anh Đức nhìn nhận xây dựng thành phố thông minh để giải quyết 7 chương trình đột phá và những thách thức hiện nay của TP một cách khoa học, chính xác. Theo ông Đức, tầm nhìn đề án đô thị thông minh đến năm 2025 sẽ lấy người dân làm trung tâm của đô thị. Điều đó được hiểu là người dân có chất lượng sống tốt, được phục vụ tốt và được tham gia vào quá trình giám sát, quản lý, xây dựng TP. Khi đó, sự tương tác giữa người dân và chính quyền sẽ nhiều hơn, người dân đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp sẽ được kiến tạo môi trường hoạt động, có thông tin để đưa ra quyết định chính xác, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Nam Hải, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết đơn vị đang xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam về đô thị thông minh để các tỉnh, thành vận dụng, xây dựng phù hợp với tính chất riêng của mỗi địa phương. Chủ tịch ASOCIO David Wong cho rằng thành phố thông minh là xu thế tất yếu với sự phát triển nhanh chóng của chuyển đổi số dựa trên những xu hướng công nghệ như IoT, AI, big data… Nắm bắt được điều này, ASOCO đã thành lập Smart City Alliance - Một liên minh các thành phố thông minh nhằm kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ các thành phố xây dựng thành phố thông minh thành công. 

Người dân được hưởng lợi gì?

Tại hội thảo, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, đã hỏi khách mời là lãnh đạo các địa phương về xác định thành phố thông minh quan trọng là người dân được hưởng những lợi ích gì? Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho rằng nền hành chính tốt là công khai, minh bạch, làm việc nhanh nhất phục vụ dịch vụ công cho người dân và mức độ hài lòng của người dân cao nhất. Còn Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM Dương Anh Đức nói xây dựng thành phố thông minh trên hết là tạo môi trường sống tốt cho người dân. Theo đại diện tỉnh Bình Dương, thành phố thông minh là làm sao tạo được môi trường sinh thái năng động, sáng tạo và kết nối với nhau.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo