xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng hóa khái niệm "nước mắm" để làm gì?

Văn Duẩn

Lo ngại của 2.800 doanh nghiệp và các hộ sản xuất chế biến nước mắm truyền thống là không còn ranh giới giữa nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế

Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12607:2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (CB-PTTTNS) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) soạn thảo, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) thẩm định đang gây ra ý kiến nhiều chiều.

Ban soạn thảo phân trần

Dự thảo trên được công bố tại cuộc họp báo về quá trình soạn thảo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nước mắm do Cục CB-PTTTNS tổ chức vào chiều 8-3. Ngay sau khi dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12607:2019 được công bố, dư luận lập tức bày tỏ lo ngại về sự tồn tại của ngành sản xuất nước mắm truyền thống.

Về những băn khoăn trên, ông Đào Trọng Hiếu, Phó Phòng Phát triển thị trường thủy sản thuộc Cục CB-PTTTNS, khẳng định quá trình thực hiện dự thảo bảo đảm tính khách quan. Cụ thể, cục đã tổ chức 5 hội nghị, hội thảo và gửi dự thảo xin ý kiến rộng rãi tới các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia của các viện nghiên cứu, trường ĐH, cơ quan kiểm nghiệm. "Đặc biệt là có đông đủ các hiệp hội, doanh nghiệp, như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc; Hội Nước mắm Nha Trang; Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm; Hội Tiêu chuẩn và Chất lượng và đại diện Doanh nghiệp Chế biến nước mắm 584 Nha Trang, Doanh nghiệp Chín Tuy..." - ông Hiếu nhấn mạnh.

Đồng hóa khái niệm nước mắm để làm gì? - Ảnh 1.

Các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống không muốn bị đánh đồng với nước mắm công nghiệp Ảnh: HOÀNG TUẤN

Giải thích vì sao phải áp dụng Tiêu chuẩn CODEX để xây dựng dự thảo, trong khi đã có các bộ tiêu chuẩn khác đang áp dụng, ông Hiếu cho rằng trong quá trình soạn thảo, ban soạn thảo dựa trên căn cứ Tiêu chuẩn CODEX (CAC/RCP 52-2003), TCVN 7265:2015 và thực tế sản xuất nước mắm tại Việt Nam. Tuy nhiên, ban soạn thảo đã cân nhắc lược bỏ các khuyến nghị được cho là khó áp dụng, không khả thi đối với điều kiện sản xuất nước mắm hiện nay tại Việt Nam để bảo vệ, ủng hộ các nhà sản xuất nước mắm trong nước. "Đơn cử như ban soạn thảo đã lược bỏ khuyến nghị về việc phải moi ruột đối với cá nguyên liệu có chiều dài thân hơn 12 cm hoặc khuyến nghị phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 3 độ C đối với cá nguyên liệu ngay sau khi đánh bắt để kiểm soát ô nhiễm vi sinh và sự phân hủy cá" - ông Hiếu dẫn chứng.

Ông Hiếu cũng nhấn mạnh Tiêu chuẩn TCVN 12607:2019 đưa ra các khuyến nghị, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nhận diện, phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm cho sản phẩm nước mắm. Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đưa ra các khuyến nghị chứ "không bắt buộc phải áp dụng".

Cần định danh rõ ràng

Điều mà dư luận băn khoăn nhất là dự thảo trên mập mờ định danh nước mắm, có thể dẫn tới việc đồng hóa ngành sản xuất nước mắm truyền thống với nước mắm công nghiệp như tại Thái Lan trước đây.

Về việc này, PGS-TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) - cho rằng trên thế giới không có sự phân định nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, Việt Nam cũng vậy. "Cái này là trên thị trường tự xưng, tự nhận. Bây giờ muốn phân loại được phải dựa vào tiêu chuẩn bởi tiêu chuẩn là cái dùng để phân biệt cái này với cái kia. Trên thế giới và Việt Nam không có sự phân loại thì tại sao lại cứ dựa vào đó để phân định".

Ngược với quan điểm trên, TS Trần Thị Dung, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Thủy sản, nay là Bộ NN-PTNT), nói rằng tên "nước mắm" chỉ được dùng để định danh cho sản phẩm làm từ cá và muối chứ không phải là chuyện lấy nước mắm về pha loãng và cho các loại hóa chất vào. Theo TS Dung, gọi là nước mắm truyền thống vì loại này chỉ có cá và muối là bảo quản được. Còn nước mắm công nghiệp được chế biến bằng cách pha loãng, bổ sung phụ gia, hương liệu, vì vậy không còn gọi là nước mắm nữa. "Tôi không phản đối, rất hoan nghênh các nhà pha chế. Họ là những "phù thủy" trong lĩnh vực này và đã phát triển được cả ngành nước mắm giống như Thái Lan - mà chúng tôi vẫn thường gọi là nước mắm công nghiệp. Nhưng cái đó là họ mua nước mắm nguyên liệu về rồi pha chế" - bà Dung nêu quan điểm.

Về lý do các nhà sản xuất nước mắm truyền thống lại phản ứng với dự thảo này, TS Trần Thị Dung nói là do ban soạn thảo đánh đồng khái niệm nước mắm trong việc xây dựng dự thảo tiêu chuẩn. Cũng theo TS Dung, điều lo ngại của hơn 2.800 doanh nghiệp và các hộ sản xuất, chế biến nước mắm truyền thống là nếu dự thảo nói trên được thông qua thì sẽ không còn ranh giới giữa nước mắm truyền thống và nước mắm pha chế.

Không để gây ảnh hưởng tiêu cực...

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho nước mắm.

Chỉ đạo trên xuất phát từ việc gần đây một số tổ chức, hiệp hội đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho nước mắm do Bộ NN-PTNT chủ trì soạn thảo. Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ NN-PTNT nghiên cứu kỹ các ý kiến của các tổ chức, hiệp hội về tiêu chuẩn cho nước mắm, tổ chức đối thoại để tạo thống nhất, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và không để ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống.

Liên quan đến dự thảo tiêu chuẩn TCVN 12607:2019, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, cho biết rất hoan nghênh các ý kiến đóng góp của các hiệp hội, doanh nghiệp. "Cái gì có thể tiếp thu được phải nghiêm túc tiếp thu. Và chúng tôi tiếp tục lắng nghe, đón nhận các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo tốt nhất trước khi ban hành" - ông Linh nói.

Đề nghị xử lý fanpage giả mạo, tung tin thất thiệt

Lợi dụng dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12607: 2019 về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, do Cục CB-PTTTNS (Bộ NN-PTNT) chủ trì biên soạn đang gây nhiều tranh cãi, vừa qua, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện trang fanpage giả mạo có tên "Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam". Trang này liên tiếp đăng tải một số bài viết có thông tin thất thiệt và lời kêu gọi nhằm hướng dư luận một cách có chủ đích. Ví dụ trong bài viết "Cảnh giác với chiêu bài bảo vệ nước mắm truyền thống", fanpage giả mạo này đăng: "Thông tin tẩy chay nước mắm công nghiệp để chuyển sang dùng nước mắm truyền thống là thông tin của "bọn phản động"; hay: "Hãy dùng sản phẩm của Masan"...

Trao đổi với Báo Người Lao Động vào chiều 11-3, ông Nguyễn Huy Ngọc, Chánh văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho biết thời gian vừa qua, có nhiều trang mạng xã hội mạo danh các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, trong đó có Ban Tuyên giáo Trung ương. Việc làm nêu trên có tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân liên quan và vi phạm quy định pháp luật về sử dụng và đăng tải nội dung thông tin. Việc làm sai trái nêu trên cần phải lên án, đấu tranh mạnh mẽ nhằm làm trong sạch, lành mạnh việc thông tin tuyên truyền trên mạng xã hội và internet.

"Ban Tuyên giáo Trung ương không có tài khoản trên Facebook mang tên như trên. Chúng tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc, xem xét làm rõ sự việc, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với đơn vị, cá nhân giả mạo đơn vị, cá nhân để đưa thông tin sai sự thật" - ông Ngọc nhấn mạnh.

V.Duẩn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo